Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Thận trọng khi dùng Thuốc giảm đau, hạ sốt

Khi sử dụng Paracetamol để giảm đau, hạ sốt, cần dùng đúng liều chỉ định và uống thêm nhiều nước

Là Thuốc hạ sốt, giảm đau không nằm trong diện phải kê đơn nên hầu như gia đình nào cũng dự phòng Paracetamol để sử dụng khi cần. Vì Thuốc dễ mua, dễ dùng nên tình trạng ngộ độc Paracetamol ngày càng phổ biến…

Có thể Tu vong

Bị cảm cúm, người mệt mỏi, sốt…, chị Trần Mỹ Y. (34 tuổi; ở TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) đã tự mua và uống Thuốc hạ sốt (Paracetamol) ở nhà. Sau 3 ngày, xuất hiện vàng da, vàng mắt, ý thức lơ mơ..., chị Y. được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Kết quả xét nghiệm cho thấy chị Y. bị suy gan cấp do ngộ độc Paracetamol.

Bác sĩ (BS) Nguyễn Tiến Thắng, Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, cho biết tình trạng chị Y. rất nguy kịch, nguy cơ Tu vong cao. Bệnh viện phải cấp tốc loại bỏ các chất độc có trong máu, hồi sức tích cực để hỗ trợ chức năng gan. Quá trình lọc gan nhân tạo diễn ra trong 24 giờ liên tục. Sau 3 ngày tích cực điều trị, sức khỏe chị Y. đã ổn định hơn.

Bệnh nhân ngộ độc Paracetamol do sử dụng quá liều đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh Ảnh: HẢI ANH

Trước đó, Trung tâm Sản nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ) tiếp nhận bệnh nhi T.V.D (27 tháng tuổi, Phú Thọ) trong tình trạng lơ mơ, sốt, khó thở, tim nhịp nhanh, phổi thông khí kém, gan to dưới bờ sườn… Bệnh nhi được chẩn đoán ngộ độc Paracetamol do sử dụng quá liều. Người nhà bệnh nhi cho biết bé D. bị sốt, ho hò khè nên gia đình cho uống Thuốc hạ sốt Paracetamol 500 mg với liều lượng 4 viên/ngày, đã uống 4 ngày.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đã phải dốc sức cứu chữa cho bệnh nhi D. Tuy nhiên, các BS đánh giá đây là trường hợp bệnh nặng, tiên lượng Tu vong nếu không được ghép gan.

Một trường hợp đáng chú ý gần đây tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, một bệnh nhân nam (22 tuổi; trú tại Sơn La) bị ngộ độc Paracetamol dù được điều trị tích cực suốt 1 tuần nhưng đã không qua khỏi. Trước đó, do bị sốt không rõ nguyên nhân, nam thanh niên đã tự ý mua Thuốc hạ sốt về uống. Bệnh nhân đã uống 19 viên Thuốc Paracetamol 500 mg trong 2 ngày nhưng không hết sốt mà xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, vàng da nên phải nhập viện. "Bệnh nhân đã dùng Thuốc quá liều dẫn đến ngộ độc, cộng thêm có tiền sử viêm gan B làm tăng tình trạng nặng của bệnh, khiến không qua khỏi" - BS Nguyễn Trung Nguyên, phụ trách Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.

Dùng Thuốc sao cho an toàn?

Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, Paracetamol được chuyển hóa tại gan, khi uống quá liều, nồng độ Paracetamol trong máu quá cao, vượt quá khả năng khử độc của gan, khi ấy chất độc tích lũy lại gây hoại tử tế bào gan. Tình trạng hoại tử lan rộng sẽ dẫn đến suy gan cấp, suy thận, thậm chí thấm vào não khiến bị hôn mê…

Với người có sẵn bệnh ở gan (viêm gan hay xơ gan), nguy cơ nhiễm độc cấp do Paracetamol càng cao, nhiều khi chỉ uống ở liều điều trị cũng có thể khởi phát viêm gan nhiễm độc Thuốc. "Ngộ độc Paracetamol rất nhanh, chỉ sau vài giờ uống Thuốc. Triệu chứng thường gặp là chán ăn, buồn nôn, vã mồ hôi, khó chịu, có thể đau hạ sườn phải. Sau 1, 2 ngày, có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, tiểu sậm màu. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân kích động, mê sảng, suy hô hấp và có thể Tu vong do suy đa tạng" - BS Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo.

PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, thông tin thêm tại Việt Nam gần đây xảy ra nhiều trường hợp ngộ độc Paracetamol ở trẻ em do phụ huynh thiếu thông tin về cách sử dụng Paracetamol, đã sử dụng "chồng chéo" Thuốc mà không biết. Cùng hoạt chất Paracetamol nhưng có rất nhiều loại Thuốc với nhiều nhãn hiệu khác nhau. Có những người vừa cho con uống Thuốc hạ sốt Efferalgan, lại uống thêm Decolgen để chữa sổ mũi trong khi loại Thuốc này cũng chứa Paracetamol.

"Nếu trẻ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên có thể dùng Paracetamol nhưng không được dùng quá 15 mg/kg cân nặng/lần và chỉ dùng tối đa 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 - 6 giờ. Đối với người lớn, khi bị sốt cao uống 1 viên 500 mg/lần, không sử dụng quá 4 viên/ngày. Trường hợp đã dùng Thuốc hạ sốt vẫn tái diễn sốt liên tục, cần áp dụng thêm các biện pháp như chườm ấm, uống nhiều nước. Trong trường hợp uống Thuốc mà vẫn không hạ sốt, tốt nhất phải đến ngay bệnh viện để tìm nguyên nhân gây sốt" - PGS Nguyễn Tiến Dũng tư vấn. 

Trẻ có thể ngộ độc Thuốc qua sữa mẹ

Theo PGS Nguyễn Tiến Dũng, khi sử dụng bất kỳ loại Thuốc giảm đau, hạ sốt nào cần tham khảo ý kiến của BS. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người có bệnh về gan, thận, người cao tuổi... phải thận trọng khi dùng Paracetamol. Với các bà mẹ đang cho con bú, phải hỏi BS trước khi dùng Thuốc, vì có một số loại Thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ khi bú sữa mẹ.

Ngọc Dung

Chia sẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/than-trong-khi-dung-thuoc-giam-dau-ha-sot-20200518213643402.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trong tập khí công thường không kiêng khem bệnh tật nào, tuy nhiên một số trường hợp tập để chữa bệnh thì có những bài tập và cách tập khác nhau.
  • Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY