Sức khỏe hôm nay

Thận trọng với những lỗi mẹ thường mắc phải khi tắm cho trẻ

Hàng ngày, có không ít mẹ đang mắc phải những lỗi sai khi tắm cho trẻ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé.

Việc chăm sóc trẻ em vốn là việc không hề dễ dàng, và việc tắm cho trẻ cũng không hề đơn giản một chút nào, đặc biệt nếu tắm không đúng cách sẽ có thể gây tổn hại đến sức khỏe của bé như: cảm lạnh, nôn trớ...

1. Những sai lầm khi tắm cho trẻ

- Tắm mỗi ngày

Nhiều phụ huynh luôn có suy nghĩ rằng phải tắm trẻ thường xuyên và tắm thật sạch để vi khuẩn, vi rút không thể xâm nhập vào cơ thế bé gây bệnh. Thế nhưng, trên thực tế thì trẻ sơ sinh rất "sạch" và ít mồ hôi hơn nhiều so với người lớn.

Ngoài ra, các mẹ nên chú ý lựa chọn sữa tắm có tính kiềm cho trẻ. Vì sử dụng sữa tắm sẽ làm thay đổi độ pH trên da, khiến vi khuẩn dễ xâm nhập hơn vào trong cơ thể bé. Bên cạnh đó, vi khuẩn thích hợp có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch của bé.

Vì thế, mẹ không cần phải tắm bé hằng ngày. Nếu mùa hè thì mẹ có thế tắm cho bé mỗi ngày nhưng nếu là mùa lạnh thì mẹ chỉ cần tắm cho bé 2 -3 lần/ tuần là đủ.

- Nhiệt độ nước

Nhiều bà mẹ bỉm sữa thường không đo chính xác nhiệt độ nước tắm cho trẻ, mà chỉ cảm nhận nhiệt độ nước ở bề mặt chậu, trong khi nhiệt độ nước ở mặt chậu và đáy chậu là khác nhau. Nếu nước quá nóng hay quá lạnh đều gây ảnh hưởng đến làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé. Nhiệt độ nước quá cao có thể gây khó chịu, thậm chí là bỏng cho trẻ.

Không những thế, xác định lượng nước khi tắm cho bé cũng rất quan trọng, mực nước đến cổ em bé là phù hợp nhất, vì nếu nước quá thấp và có nhiều bọt có thể gây khó chịu cho trẻ.

Nhiệt độ lý tưởng cho nước tắm của trẻ là khoảng 37 độ C vì nó tương đương với nhiệt độ của cơ thể. Bạn có thể sử dụng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ của nước trước. Nếu như bạn không có nhiệt kế, thì có một cách đã được kiểm chứng bởi các chuyên gia là bạn có thể nhúng khuỷu tay mình vào nước và khi thấy ấm ấm thì nhiệt độ đã vừa.

- Tắm quá lâu

Với suy nghĩ tắm con thật sạch sẽ, nhiều mẹ thường tắm bé trong thời gian dài. Tuy nhiên, đây là một sai lầm nghiêm trọng.

Vì việc ngâm lâu trong nước sẽ khiến da trẻ trở nên khô hơn làm bong tróc da, ảnh hưởng đến sự tiếc bả nhờn. Không những thế, việc này cũng làm móng tay và móng chân của trẻ trở nên giòn hơn.

Theo các chuyên gia, đối với trẻ sơ sinh thời gian tắm không nên kéo dài quá 2 phút, nhưng nếu trẻ thích thú thì chỉ được kéo dài tối đa là 5 phút. Trẻ càng lớn, bạn có thể tắm lâu hơn nhưng không nên tắm quá lâu.

- Chất lượng nguồn nước

Ở các khu vực khác nhau thì nguồn nước có nhiều điểm khác biệt, như ở nông thôn và thành thị hay thậm chí ở từng khu vực khác nhau trong thành phố thì chất lượng nước sẽ không tương đồng. Giống như, ở một số khu vực nước máy có hàm lượng khoáng chất trong nước cao và chúng có thể làm khô da của trẻ. Để bảo vệ làn da cho trẻ, các mẹ có thể thêm một vài giọt xà phòng tắm cho em bé vào nước tắm để làm dịu và thoa cho bé một ít kem dưỡng ẩm sau khi tắm để tránh da bị khô.

- Cho bé ăn ngay trước và sau khi tắm

Bạn không nên cho trẻ bú trước khi tắm. Cho trẻ bú trước khi tắm làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, cũng như dễ dẫn đến tình trạng nôn trớ khi tắm.

Tương tự như việc cho bé bú trước trước khi tắm, sau khi tắm các mạch máu ngoại biên của bé giãn ra dẫn đến việc cung cấp máu trong cơ thể của bé giảm. Lúc này, nếu mẹ cho bé ăn ngay sẽ khiến máu được chuyển đến đường tiêu hóa của trẻ ngay lập tức khiến nhiệt độ trong cơ thể bé sẽ giảm, bé sẽ cảm thấy lạnh. Do đó, sau khi tắm, bạn không nên cho bé ăn ngay. Thay vào đó, nên cho bé uống một chút nước ấm.

- Kiêng tắm khi trẻ bị sốt

Việc tắm cho bé khi bé đang bị sốt đối với nhiều bậc phụ huynh là việc rất nguy hiểm, thế nhưng suy nghĩ này hoàn toàn là sai. Vì tắm cho trẻ có thể giúp giảm nhiệt độ cơ thể khi bé bị sốt cao.

Tắm cho trẻ lúc bình thường và lúc sốt có những điểm khác biệt, các mẹ cầm lưu ý những điểm sau:

+ Trước hết, phải đóng các cửa phòng cho kín gió và pha nước tắm vào chậu. Trong quá trình tắm các mẹ cũng cần phải đảm bảo được điều này.

+ Không được tắm nước lạnh quá, bé sẽ bị sốc nhiệt.

+ Nếu nhiệt độ khi bé sốt là 39 độ thì bạn hãy pha nước ở mức 37 độ (nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể bé khoảng 2 độ).

+ Tắm nhanh cho bé trong khoảng 5 phút, sau đó lau thật khô người bé và mặc quần áo thông thoáng.

2. Các bước tắm cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ

- Pha nước ấm vào thau, thử sức nóng của nước bằng cùi chỏ, lưu ý nước vừa đủ ấm 36 – 38°C. Nếu không cảm nhận chính xác nhiệt độ nước có thể dùng sản phẩm đo nhiệt độ nước

- Dùng khăn bông to quấn quanh người bé, ôm chặt bé, ngửa đầu.

- Dùng khăn bông nhỏ nhúng nước lau mặt bé theo trình tự: 2 mắt, mũi, mặt, 2 tai. Mẹ có thể lau mắt theo trình tự từ trong khóe mắt kéo khăn ra ngoài hai bên tai, đổi mặt khăn lau mắt còn lại.

- Làm ướt tóc, gội đầu bé bằng xà phòng, xả lại với nước ấm sạch, tốt nhất mẹ nên chọn loại xà bông không làm cay mắt bé.

- Lau khô tóc ngay sau khi xả sạch nước.

- Bỏ khăn bông đang quấn quanh người bé.

- Cho người bé vào thau nước, một tay luôn đỡ đầu bé, tay còn lại tắm từ cổ xuống chân, theo trình từ: Cổ xuống nách, cánh tay xuống lưng, mông, chân và cuối cùng là bộ phận sinh dục.

- Xong nhẹ nhàng nhấc bé ra khỏi thau nước. Đặt trẻ vào khăn bông to đã trải sẵn, lau khô người bé.

- Mặc quần áo sạch vào cho bé.

3. Những lưu ý khi tắm cho trẻ

- Trước khi tắm bé các mẹ phải rửa sạch tay và tắm theo đúng trình tự vùng sạch trước, vùng bẩn sau.

- Tắm bé nơi kín gió

- Vệ sinh thau sạch sẽ trước và sau mỗi lần tắm

- Cẩn thận khi gội đầu, tránh làm xà phòng rơi vào mắt trẻ.

Hà Thanh

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/than-trong-voi-nhung-loi-me-thuong-mac-phai-khi-tam-cho-tre-27274/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY