Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT khi người bệnh sử dụng dịch vụ theo yêu cầu

Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 1608/BYT-KH-TC về việc thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT khi người bệnh sử dụng dịch vụ theo yêu cầu

Công văn của Bộ Y tế cho biết, do điều kiện ngân sách nhà nước đầu tư cho y tế còn hạn chế, việc thực hiện xã hội hóa, liên doanh liên kết, huy động các nguồn lực ngoài ngân sách để cung cấp dịch vụ theo chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao, tổ chức hoạt động theo yêu cầu nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh đa dạng của người dân là hết sức cần thiết.

Việc này đã được ghi nhận trong các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, được thể chế tại một số Luật, Nghị định của Chính phủ về khuyến khích xã hội hóa, về tự chủ, về hợp tác công - tư, cụ thể là Luật Quản lý, tài sản nhà nước năm 2008 (từ 01/01/2018 là Luật quản lý, tài sản công) có quy định các đơn vị sự nghiệp công lập được thuê tài sản, tài sản công để liên doanh, liên kết trong một số trường hợp.

Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, tài sản nhà nước.

Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản công đã quy định thẩm quyền quyết định và hướng dẫn cụ thể các trường hợp được thuê tài sản, sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết để hoạt động đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân hoặc trong trường hợp các trang thiết bị được Nhà nước đầu tư không đủ để triển khai các kỹ thuật thuộc phạm vi chuyên môn của bệnh viện kể cả các kỹ thuật thuộc phạm vi được hưởng của BHYT.

Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập đã quy định cụ thể về vấn đề giá dịch vụ và việc thanh toán như sau:

Khoản 4 Điều 14: “Đối với những hoạt động dịch vụ ngoài chức năng, nhiệm vụ được giao, theo hợp đồng thỏa thuận với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, hoạt động liên doanh, liên kết quy định tại Điều 6 của Nghị định này, hoạt động của các đơn vị quy định tại Điều 10 của Nghị định này (trừ các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo quy định tại Điều 19 Nghị định này): Đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích lũy”.

Điểm a khoản 1 Điều 20: “Người có thẻ Bảo hiểm Y tế: Được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mức quy định của pháp luật về Bảo hiểm Y tế. Phần chênh lệch giữa chi phí khám bệnh, chữa bệnh và mức thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế do người bệnh thanh toán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.

Như vậy, việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế khi sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu là có cơ sở pháp lý và đã được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 4 Thông tư 39/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế quy địnhthống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trong toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong một số trường hợp.

Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị BHXH Việt Nam thực hiện thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT khi người bệnh sử dụng dịch vụ theo yêu cầu như: khám bệnh, ngày giường, các dịch vụ kỹ thuật y tế, Thu*c, vật tư y tế,...như sau:

Đối với các dịch vụ được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Quỹ BHYT thanh toán theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của người tham gia BHYT. Phần chênh lệch giữa chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và mức thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế do người bệnh thanh toán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ đó.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thanh-toan-chi-phi-kham-chua-benh-bhyt-khi-nguoi-benh-su-dung-dich-vu-theo-yeu-cau-n155603.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Như báo SKĐS đã đăng tải một số trường hợp bệnh nhân bị hôn mê sâu sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Để giúp bạn đọc hiểu thêm và dùng đúng về loại Thu*c này, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của lương y Vũ Quốc Trung.
  • Hiện trên thị trường đông dược nước ta có một loại Thu*c đang được quảng bá rộng rãi và bán với giá khá đắt là An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH). Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng, do nhiều lý do khác nhau, việc nắm vững công dụng, chỉ định và cách dùng cụ thể chế phẩm này còn không ít khiếm khuyết.
  • Điều khoản và điều kiện sử dụng trang web Mạng y tế (mangyte.vn). Bao gồm: từ chối trách nhiệm, những lợi ích bên ngoài, chính sách bảo mật, sự đảm bảo và giới hạn trách nhiệm.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi bé thực sự bị nhiễm trùng do vi khuẩn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY