12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Thấy 4 triệu chứng bất thường này khi đi tiểu, chứng tỏ thận đang gặp vấn đề

Suy thận là một tình trạng bệnh lý mà trong đó một phần hoặc toàn bộ chức năng của thận bị mất. Trong khi đó, những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của thận đều có thể dễ dàng nhận ra khi chúng ta đi tiểu.

4 dấu hiệu bất thường khi đi tiểu cảnh báo thận gặp vấn đề

1. Nước tiểu có bọt

Một lượng lớn nước bọt xuất hiện trong nước tiểu thường được gọi là protein niệu (đạm niệu). Đây là một trong những biểu hiện điển hình chứng tỏ thận đang gặp vấn đề. Bọt đạm niệu thường nhỏ và khó tan.

Nếu nước tiểu có bọt, rất có thể bạn đã mắc bệnh thận do biến chứng của bệnh gút. Theo thống kê, nguy cơ bị đạm niệu ở những người mắc bệnh gút trong 10 năm là 30%.

2. Ít nước tiểu

Thông thường người lớn tạo ra ít nhất 500ml nước tiểu trong vòng 24 giờ. Do đó, số lượng nước tiểu thải ra ít hơn con số này được gọi là ít nước tiểu và ít hơn 50ml trong vòng 24 giờ được gọi là vô niệu.

Chứng ít nước tiểu là một trong những dấu hiệu sớm cảnh báo suy thận. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp đều có thể cải thiện tình trạng này.

3. Nước tiểu có mùi hôi

Thông thường, nước tiểu khi mới bài tiết ra khỏi cơ thể về cơ bản sẽ không có mùi. Sau khi ở ngoài không khí một thời gian, ure trong nước tiểu bị phân hủy và mùi amoniac mới xuất hiện. Vì vậy, nếu mùi hôi xuất hiện ngay khi đi tiểu thì rất có thể thận của bạn đang gặp vấn đề, chẳng hạn như viêm bàng quang, viêm đài bể thận.

4. Đi tiểu ra máu

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm, màu nâu hoặc màu đỏ,... thì chứng tỏ sức khỏe của bạn đang gặp nguy hiểm.

Cụ thể, nước tiểu có màu vàng đậm hay màu cam, cơ thể của bạn có thể bị thiếu nước hoặc gan, mật có vấn đề. Nước tiểu màu nâu hoặc có máu là dấu hiệu của bệnh thận, khối u, nhiễm trùng đường tiểu, tuyến tiền liệt,...

4 thói quen khiến thận xuống cấp trầm trọng

1. Ăn quá nhiều

Để ngăn ngừa lượng axit uric cao, bạn nên kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể và tránh xa các thực phẩm có hàm lượng purin cao như thịt vịt, tôm, cá mòi, đậu lăng, hạt hướng dương,... Bên cạnh đó, bạn cần chấm dứt thói quen ăn quá nhiều.

Hậu quả trực tiếp của thói quen ăn quá nhiều mang lại là tăng axit uric, tăng cân và béo phì. Trong khi đó, béo phì là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh mãn tính như huyết áp cao, lipid trong máu cao, lượng đường trong máu cao, đồng thời ức chế sự bài tiết axit uric trong cơ thể, khiến bệnh gút thêm trầm trọng.

2. Lạm dụng thuốc

Phần lớn thuốc đi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa tại gan trước khi được đào thải qua đường thận hoặc đường mật. Bình thường thuốc đưa vào cơ thể không độc nhưng nếu lạm dụng thuốc, đặc biệt là thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau,... có thể gây hại cho thận.

Những loại thuốc này sau khi được chuyển hóa tại gan hoặc gặp một số chất khác tại ống thận có thể trở thành chất gây độc cho thận. Lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây xơ hóa thận và một số vấn đề khác.

3. Mệt mỏi kéo dài

Nếu cơ thể rơi vào tình trạng “quá tải” và thường xuyên thức khuya, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ giảm xuống, đồng thời gây rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, trong đó có thận.

4. Uống nước có gas thay nước lọc

Uống nước ngọt, nước có gas hay nước ép trái cây thay nước lọc sẽ khiến thận suy yếu dần. Bởi lẽ những loại nước này chứa một lượng lớn fructose, uống quá nhiều sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.

Ngoài ra, đường và các thành phần hóa học trong nước có gas như axit citric, chất tạo màu,... sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất lên thận, từ đó ảnh hưởng tới chức năng thận.

Hà Phương

Theo Tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/thay-4-trieu-chung-bat-thuong-nay-khi-di-tieu-chung-to-than-dang-gap-van-de-28501/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY