Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Thấy con mới sinh chỉ giống mẹ, chồng sợ đổ vỏ nên nằng nặc đòi xét nghiệm ADN, cô vợ liền được chị em mách nước cực rắn

Thấy con không có nét nào giống mình, anh chồng liền nghi ngờ vợ có quan hệ bất chính và nằng nặc đòi đem con đi xét nghiệm ADN.

Phần lớn em bé sinh ra sẽ có những nét giống bố hoặc mẹ, hoặc giống mỗi người một ít. Chẳng thế mà dân gian thường nhắc câu: "Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh".

Tuy nhiên, cũng có trường hợp con sinh ra chỉ giống bố, hoặc chỉ giống mẹ, không có nét nào giống người kia. Rơi vào trường hợp đó, nhiều gia đình sẽ cảm thấy bình thường. Nhưng với những người đa nghi, hay ghen tuông thì đó lại là bi kịch.

Giống như trường hợp của 1 chị vợ dưới đây. mới sinh con được 2 tháng nhưng ngày nào chị cũng sống trong áp lực và muộn phiền. chồng chị nghi ngờ đứa bé không phải là con của anh ta. bởi trông nó chẳng có điểm nào giống bố, chỉ thấy so với mẹ thì như 2 giọt nước.

Thấy con mới sinh chỉ giống mẹ, chồng sợ

Người mẹ cảm thấy buồn và chán nản khi chồng muốn xét nghiệm ADN đứa con vừa sinh ra.

Mọi người trong nhà anh chồng cũng đã nhận xét rằng đứa bé vẫn có nét giống bố nhưng gã đàn ông này không tin, vẫn một mực đòi đưa con đi xét nghiệm adn. chị vợ không có cách nào giải thích với chồng, liền lên mạng than thở, nhờ mọi người mách nước.

Đọc xong lời tâm sự của mẹ bỉm sữa này, đa số chị em đều cảm thấy phẫn nộ thay. mang thai 9 tháng 10 ngày, chịu mọi đau đớn, nguy hiểm tính mạng... dứt ruột đẻ ra đứa con cho chồng và nhà chồng thì người luôn "đầu ấp tay gối" với chị lại nỡ lòng sinh nghi ngờ, ghen tuông như thế! con gái là niềm vui của cha mẹ, nhưng với người vợ này lại là "phép thử" để biết được tình cảm chồng dành cho mình.

Tướng mạo, chiều cao, trí lực... của một người chủ yếu đều chịu sự ảnh hưởng của di truyền. Nhưng điều này không có nghĩa di truyền là yếu tố duy nhất quyết định sự giống nhau giữa con cái và bố mẹ. Trong trường hợp này có thể người mẹ có gen trội hơn nên con không giống bố cũng là điều bình thường, có thể hiểu.

Thấy con mới sinh chỉ giống mẹ, chồng sợ

Ảnh minh họa.

Mọi người đều cho rằng, việc chồng nói muốn đưa con đi xét nghiệm adn dù là đùa hay thật thì vẫn khó lòng chấp nhận. đó không khác gì lời xúc phạm nhân phẩm của người vợ. anh chồng như gián tiếp khẳng định vợ mình không chung thủy, lăng loàn nên đứa con sinh ra mới như vậy.

Chính vì bức xúc thay người vợ nên rất đông ý kiến ủng hộ người mẹ này đem con đi xét nghiệm adn. sau khi kết quả chứng minh được mình trong sạch, hãy dạy cho anh ta 1 bài học nhớ đời về sự ghen tuông vô lý. thậm chí chị có thể thẳng tay li hôn anh ta, vì sống với người chồng đa nghi, cuộc sống hôn nhân của chị sẽ ngột ngạt và rất khó hạnh phúc.

Tuy nhiên, 1 số người dễ tính hơn thì khuyên chị vợ rằng cứ cho con đi xét nghiệm huyết thống, đó cũng là cách giải tỏa tâm lý cho người chồng. có thể do quá kì vọng vào đứa trẻ này nên ông bố mới cảm thấy chán nản, ghen tuông khi thấy con chẳng có nét nào giống mình. nuôi con trong nghi hoặc cũng không phải là điều tốt cho đứa trẻ. chỉ khi nào giải đáp những băn khoăn của người chồng thì gia đình này mới yên ấm được.

Một số ý kiến lại không bênh vực ai cả. Họ cho rằng "không có lửa thì làm gì có khói". Muốn biết thực hư thế nào thì phải hiểu tường tận hoàn cảnh gia đình nhà chị vợ này.

Hiện tại tâm sự của chị vợ vẫn đang nhận về nhiều lượt quan tâm của mọi người.

Theo Hướng Dương HT/Gia đình& Xã hội

Link bài gốc Lấy link

https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/thay-con-moi-sinh-chi-giong-me-chong-so-do-vo-nen-nang-nac-doi-xet-nghiem-adn-co-vo-lien-duoc-chi-em-mach-nuoc-cuc-ran-162210601152952090.htm

Theo Hướng Dương HT/Gia đình& Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thay-con-moi-sinh-chi-giong-me-chong-so-do-vo-nen-nang-nac-doi-xet-nghiem-adn-co-vo-lien-duoc-chi-em-mach-nuoc-cuc-ran/20210106081731356)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến và ảnh hưởng thường xuyên nhất đến người phụ nữ khi trải qua thời kỳ mãn kinh.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY