Ảnh minh họa |
15 năm cưới nhau, chị Hoa (Hai Bà Trưng, Q1. Tp.HCM) chưa bao giờ nhận được một bó hoa, hay một món quà lãng mạn từ chồng, và chị cũng vậy với chồng. Hai vợ chồng chưa làm chung một điều gì mới mẻ ngoài cuộc sống như đi du lịch cùng nhau. Vợ chồng chị trong suốt ngần ấy năm chỉ chú tâm làm ăn kiếm tiền nuôi con và mua sắm vật chất cho gia đình.
Nay mọi thứ đã ổn, tiền bạc dư dả thì sống với đời sống “cơm áo gạo tiền” trong nhiều năm qua đã làm cho vợ chồng chị chai sạm với những cảm xúc và những điều mới mẻ. Cuộc sống của vợ chồng chị trôi vào nhàm chán và có nguy cơ đổ vỡ vì chồng chị dạo này đang “rửng mỡ” hết cô này đến cô khác. Khiến chị Hoa bực quá nhưng không biết làm cách nào lôi chồng về với “thực tại”.
Tình cờ hôm đó chị gặp chị bạn thời cấp ba đã sống ở nước ngoài nhiều năm vừa về nước. Được bạn kể cho đời sống bên đó hay ho ra sao, chị Hoa về nhà lại thấy mình có ước ao được đi du lịch nước ngoài. Nhân kỷ niệm 15 ngày cưới chị đã dứt khoát kéo chồng thoát khỏi đám “yêu nhền nhện” bằng một tuần “trăng mật lần hai” ở Thái Lan đầy lãng mạn với hoa và nến.
Lời khuyên: Bạn thường dùng tiền để chi tiêu cho đời sống “cơm áo” mà quên đầu tư cho hôn nhân của bạn, dù khoảng đầu tư này không cần nhiều. Bạn nên nhớ, người biết nghệ thuật tiêu tiền cũng chính là người luôn quan tâm thỏa đáng đến sự hài hòa giữa cuộc sống vật chất và tinh thần của gia đình.
Hãy tiếp tục hẹn hò, tặng những món quà bất ngờ cho nhau như ngày mới yêu. Các khoản đầu tư nho nhỏ sẽ giúp hâm nóng cuộc hôn nhân của bạn. Đừng đợi đến khi về hưu mới dành thời gian cho nhau, vì khi ấy có thể đã quá muộn. Dù kinh tế gia đình bạn eo hẹp đến đâu thì bạn vẫn phải nhớ đến những chi phí thỏa đáng cho các sinh hoạt tinh thần. Bởi đó là chất men say cho cuộc sống, chất lãng mạn, thăng hoa giúp vợ chồng bạn vượt qua khó khăn, không cảm thấy quá mệt mỏi, buồn chán khi phải đối phó với mọi khó khăn trong cuộc sống. Tiền bạc có thể giúp ích rất nhiều cho hôn nhân.
2. Shopping qua internet
Chị Hiền (Nguyễn Văn Cừ, Q10, Tp.HCM) tâm sự: Trong một lần tình cờ chị được chị đồng nghiệp tặng một món quà bất ngờ vào ngày sinh nhật bằng đường chuyển phát nhanh mang đến đến công ty. Chị ngỡ ngàng khi anh nhân viên bưu điện nói là chị đã đặt hàng qua mạng và chúng em chuyển đến tận tay chị. Đến khi chị ký nhận và mở món quà ra mới biết là của chị đồng nghiệp đã mua tặng.
Từ đó chị Hiền cũng tham khảo và thử đi “shopping” qua mạng. Và chị Hiền đã nhiều lần mua hàng trên mạng thành công, tuy nhiên chị chỉ đặt hàng trực tuyến và yêu cầu được giao hàng tận nơi. Khi xác định đúng mặt hàng mình yêu cầu, chị mới trả tiền. Đi “shopping” kiểu này mình không phải tốn nhiều thời gian, mà giá thành cũng phải chăng vì mình tham khảo giá cả chán rồi mới quyết định mua…
Lời khuyên: Tâm lý mua bán cần phải “thấy tận mắt, sờ tận tay” vẫn còn khá phổ biến trong phần đông người tiêu dùng, bên cạnh đó là mối lo ngại về tính an toàn trong giao dịch, một nguyên nhân nữa khiến người mua bán còn ngại lựa chọn hình thức thanh toán này đó là thói quen chi tiêu tiền mặt của người tiêu dùng Việt Nam. Nên nhiều người Việt ta vẫn rất ngại “shopping” qua mạng. Trường hợp của chị Hiền ở trên là một ví dụ đi “shopping” đáng cho bạn tham thảo.
3. Bớt hào nhoáng
Chị Vân (Nguyễn Chí Thanh, Q10, Tp.HCM) làm việc cho một công ty nước ngoài với lương tháng cả trên ngàn đôla, do lương cao lên sở thích và cách mua sắm của chị cũng “sành điệu” theo. Chị đã bỏ hẳn việc ngày ngày đi làm bằng chiếc Attila, thay vào đó là chị đi taxi, tay xách laptop trịnh trọng, xúng xính váy áo toàn đồ đắt tiền, đi ăn trưa là ăn cơm văn phòng hạng sang…
Các đồng nghiệp cứ nhìn thấy chị mà ái ngại, những nhân viên ăn mặc “bình dân”, họ không thích nói chuyện hay đi cùng chị, vì chị luôn “tinh vi” hơn người. Nhưng hôm đó, cả phòng phải đi công tác miền Tây, chị Vân vẫn cứ diện những bộ đồ “sành điệu” nổi bật - thực sự không phụ hợp với không gian nơi đây, chị còn luôn miệng chê bai nơi đây bẩn, mọi thứ cứ ghê ghê chị không dám động đến. Mọi ánh mắt cứ đổ dồn về phía chị, ái ngại, không ai dám nhờ vả hay nói gì với chị… Chị tự nhiên thấy mình lạc lõng giữa mọi người suốt chuyến, mà trước đây chị không bao giờ bị như vậy.
Sau chuyến đi chị lại còn bị phê bình về thái độ làm việc không tốt, không hoàn thành nhiệm vụ… Đây thực sự là một cứ sốc đối với chị, vì trước đây chị luôn được coi là nhân viên xuất sắc, thế mà nay chỉ vì một chút vẻ ngoài mà trong mắt mọi người chị đã “xuống giá” thê thảm. Chị phải nhìn nhận lại mình và tự thay đổi mình cách sống “hào nhoáng” vớ vẩn của mình ngày trước khi mọi thứ chị vì nó mà xuống dốc.
Lời khuyên: Không ai muốn trở nên “kệch cỡm” trước mắt mọi người chỉ vì một bộ cánh nổi bật đắt tiền mình đang mặc. Bạn có thể lựa chọn những sản phẩm đề cao tính độc đáo thay vì đồ “sành điệu”, nhưng vẫn thể hiện được cá tính của mình và đặc biệt nó phù hợp với môi trường mình đang sống. Bạn cũng nên sống khiêm tốt một chút, hòa đồng với mọi người ngay cả bữa năm, còn nếu công việc không thực sự cần thiết thì thay vì mang cái laptop cồng kềnh bạn có thể lưu dữ liệu vào USB…
4. Không bốc đồng
Người vợ trong gia đình thường giữ vai trò tay hòm chìa khóa, thế nhưng chị Huế (Thủ Đức, Tp.HCM) thì lại phải nhường cho chồng “quản”. Nguyên do cũng là do chị Huế không biết cách chi tiêu, sau nhiều năm cưới nhau, bao nhiêu tiền chồng kiếm được chắc phải để dành được một khoản tiết kiệm khá lớn để anh có thể ra làm ăn riêng hay lo cho các con đi du học thì đều được chị Huế ném sạch vào những buổi đi shopping bất tử và thực sự vô bổ.
Đến khi anh Kiên-chồng chị hỏi đến khoản tiền đó thì nó đã không cách mà bay. Anh Kiên giận điên người và truy hỏi thì được biết là chỉ vì cái sở thích shopping bạ đâu đi đó đã làm cho bao năm công sức làm việc của anh ném “xuống sông xuống biển” hết trơn. Anh tuyên bố thẳng thừng từ nay không cho chị giữ tiền nữa, tiền anh sẽ quản cho đến khi nào chị thay đổi cái tính “điên rồ” bất tử kia đi thì mới mong được cầm lại nhiều tiền. Khó đây?! Nhưng chị Huế không còn cách lựa chọn nào khác là phải thay đổi!
Lời khuyên: Nguồn gốc của việc cạn kiệt ngân sách và nợ lần chủ yếu do thói quen chi tiêu quá tay so với nhu cầu thực tế mà ra. Bạn đừng nên đi shopping vì buồn chán, vì đó là thời điểm bạn rất dễ mua những thứ không cần thiết và hiếm khi cần sử dụng đến nó. Hay cứ hứng chí lên là rủ bạn bè đồng nghiệp đi shopping dù mọi thứ đã có đủ. Nếu là một người mua hàng theo cảm hứng, thì cũng cố uân theo một kế hoạch mua sắm rõ ràng, bằng cách liệt kê những thứ cần thiết phải mua trước khi đi mua và chỉ mua đúng như vậy.
K.A
Chủ đề liên quan: