Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Thêm 4 ca mắc COVID-19: Một người bị nhiễm khi đi chăm sóc thân nhân tại BV Bạch Mai, 3 trường hợp được cách ly ngay

Sáng 2/4, đã ghi nhận thêm 4 trường hợp mắc mới, nâng tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 tại Việt Nam lên 222 người. Trong đó 1 ca là người nhà đi chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, 3 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

Theo báo cáo của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, tới 6 giờ sáng ngày 2/4, cả nước đã ghi nhận thêm 4 trường hợp mắc COVID-19 mới, nâng tổng số bệnh nhân nhiễm tại Việt Nam lên 222 người. Trong đó 1 ca là người nhà đi chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, 3 ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan trong cộng đồng.

CA BỆNH 219 (BN 219): Bệnh nhân nữ, 59 tuổi, quốc tịch Việt Nam, quê Hưng Yên, đi chăm sóc người bệnh tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai,  cùng phòng bệnh với BN133 ngày 16/3.  Ngày 25/3, bệnh nhân nghe tin có người mắc Covid-19 tại Khoa Thần kinh nên tới  Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 khám và nhập viện cách ly ngay. Hiện tại bệnh nhân không ho, không sốt, không khó thở.

Bệnh viện Bạch Mai nơi phát hiện nhiều ca bệnh nhiễm COVID-19.

CA BỆNH 220 (BN220): Bệnh nhân nam, 20 tuổi, quốc tịch Việt Nam, từ Pháp trở về nước ngày 17/3. Sau khi nhập cảnh,  được đưa đi cách ly tại cơ sở cách ly tập trung ở Thạch Thất, Hà Nội. Sáng 22/3 bệnh nhân xuất hiện sốt 37,8 độ C kèm theo ho khan. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội xét nghiệm dương tính với SARS-COV-2, chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để cách ly và điều trị.

CA BỆNH 221 (BN221): Bệnh nhân nữ, 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, du học sinh tại Canada. Ngày 24/3, bệnh nhân từ Canada về Việt Nam, có quá cảnh ở Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc).

Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển về khu cách ly tập trung thuộc Trung đoàn 834. Kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với vi rút SARS-CoV-2, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 30/3.

Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, tình trạng sức khoẻ ổn định.

CA BỆNH 222 (BN222) Bệnh nhân nữ, 28 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội, sống và làm việc tại Mỹ. Ngày 20/3, bệnh nhân về Việt Nam trên chuyến bay mang số hiệu JL751.

Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được chuyển về khu cách ly tập trung. Xét nghiệm sàng lọc ngày 22/3 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được gửi đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương ngày 30/3.

Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, tình trạng sức khoẻ ổn định.

Do mắc COVID-19 trong khi có bệnh lý nền và cao tuổi nên ngay trong đêm 24/3, nữ bệnh nhân số 133 (sinh sống phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu) đã được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để điều trị. Đây là một trong những ca bệnh vừa được Bộ Y tế công bố ngày (24/3).

Liên quan trường hợp này, Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh Lai Châu đã thông tin chi tiết, lịch trình cụ thể của nữ bệnh nhân. Theo đó, ngày 29/2 bệnh nhân số 133 nghi bị tai biến mạch máu não và được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu vào lúc 0h43.

8h30 cùng ngày, bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội. Bệnh nhân được đưa vào điều trị tại phòng tự nguyện ở giường số 30, khoa Cấp cứu thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai. Đến ngày 22/3, bệnh nhân được xe cứu thương của Bệnh viện Bạch Mai chuyển thẳng đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu vào lúc 21h23.

Ngày 23/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh nghi ngờ người bệnh có yếu tố dịch tễ, đã cử cán bộ đến điều tra, lấy mẫu xét nghiệm. Đến 17h ngày 24/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp nhận thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xác định bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.

Tính đến nay có 4 ca bệnh có liên quan đến ca số 133 gồm: BN 161, 162, 163, 209.

Mạng Y Tế
Nguồn: SaoStar (https://saostar.vn/xa-hoi/tin-nong/them-4-ca-mac-covid-19-mot-nguoi-bi-nhiem-khi-di-cham-soc-than-nhan-tai-bv-bach-mai-3-truong-hop-duoc-cach-ly-ngay-7269835.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte, Bố em có các triệu chứng như ho lâu không khỏi, khó thở, thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng... Em thấy có thông tin BV Bạch Mai có khám và tư vấn miễn phí cho những người bị ho lâu khônhg khỏi nhưng không rõ cụ thể như thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn thêm cho em một số thông tin. Trân trọng. (Nông Hoàng Chiến - Nam Định)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY