Tin tức hôm nay

Tin tức

Thêm hướng dẫn mới chăm sóc cho người khuyết tật, người có bệnh lý nền

MangYTe - Những người mắc bệnh không lây nhiễm như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường; những người khuyết tật... sẽ có những hướng dẫn chăm sóc riêng để phòng, chống dịch Covid-19, được các chuyên gia đầu ngành soạn thảo và ban hành.

Chiều 9-4, Hội đồng chuyên môn và ban soạn thảo đã họp và nghiệm thu tài liệu hướng dẫn Phục hồi chức năng bệnh viêm đường hô hấp cấp do SAR-CoV-2.

PGSTS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Phó Trưởng tiểu ban điều trị cho biết, Cục quản lý Khám, chữa bệnh cùng các Hội đồng chuyên môn ban hành một loạt tài liệu hướng dẫn chăm sóc và điều trị cho người bệnh Covid-19. Đặc biệt các tài liệu này đi sâu vào từng nhóm nguy cơ như người cao tuổi, người khuyết tật, yếu thế, người mắc các bệnh không lây nhiễm dễ mắc biết cách phòng ngừa và nâng cao thể trạng, góp phần bảo vệ nâng cao sức khỏe trong mùa dịch Covid-19.

Theo PGS, TS Lương Ngọc Khuê, tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và Điều trị viêm đường hô hấp cấp do SAR-CoV-2 (Covid-19) thường xuyên được cập nhật, mới nhất là phiên bản lần thứ 3, theo Quyết định số 1344/QĐ-BYT ngày 25-3-2020 là cẩm nang để các cơ sở khám, chữa bệnh chẩn đoán và điều trị người bệnh Covid-19. Hướng dẫn này đã phát huy tác dụng, tới hiện tại ngày 9-4, Việt Nam đã điều trị khỏi 128/255 trường hợp mắc Covid19, chiếm tỷ lệ 50%.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của các hoạt động chăm sóc, phòng ngừa, nâng cao sức khỏe cho người dân trong mùa dịch Covid-19, ngày 8-4 GS, TS Nguyễn Lân Việt, Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch - BV Bạch Mai làm Chủ tịch Hội đồng, PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục QLKCB làm Phó Chủ tịch Hội đồng cùng 20 thành viên khác là chuyên gia các lĩnh vực tim mạch, hô hấp, nội tiết, đái tháo đường, ….đã họp và thống nhất tài liệu chuyên môn về chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh không lây nhiễm trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Theo báo cáo của Bộ Y tế các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong. Hiện trên thế toàn thế giới có trên 1,5 triệu trường hợp nhiễm Covid-19. Trong đó, khoảng 75% trong số ca Tu vong có sẵn bệnh lý nền như bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi mãn tính, tai biến mạch não…

Theo GS, TS Nguyễn Lân Việt, Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch - BV Bạch Mai, đối với người bệnh tim mạch mạn tính, điều quan trọng nhất là vẫn phải duy trì đều, ổn định chế độ điều trị hiện tại kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập hợp lý, tránh căng thẳng để tăng cường miễn dịch trong đợt dịch. Nguy cơ biến chứng, diễn biến bệnh sẽ tăng vọt nếu do dự không dùng các Thu*c hàng ngày theo đơn, nhất là khi toàn trạng yếu mệt khi nhiễm Covid-19.

Chiều 9-4, Hội đồng chuyên môn và ban soạn thảo đã họp và nghiệm thu tài liệu hướng dẫn Phục hồi chức năng bệnh viêm đường hô hấp cấp do SAR-CoV-2 (Covid-19). Đây là một liệu pháp điều trị quan trọng, giúp tống thải đờm dịch ra ngoài làm thông thoáng đường thở, tăng thông khí phổi, góp phần nâng cao sức khỏe người bệnh.

Bên cạnh đó, Hội đồng chuyên môn cũng xây dựng và hoàn thiện sổ tay hướng dẫn một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19 đối với người khuyết tật tại cộng đồng. Ở Việt Nam, tỷ lệ người khuyết tật (NKT) chiếm khoảng 0,7% dân số, tương đương với khoảng 6,2 triệu NKT. Bên cạnh đó có khoảng 13% dân số, tức là khoảng 12 triệu người sống chung trong hộ gia đình có NKT. Hơn 80% NKT sống tại cộng đồng. Tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên cùng với xu hướng già hóa dân số, gia tăng mắc bệnh không lây nhiễm. Việc phòng bệnh là rất quan trọng đối với NKT, đặc biệt đối với nhóm NKT có mức độ khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Mặt khác, NKT thường có sức đề kháng giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng hơn người bình thường, đặc biệt là nhiễm Covid -19.

GS, TS Trần Trọng Hải, Chủ tịch Hội Phục hồi chức năng (PHCN) Việt Nam - Phó Trưởng ban soạn thảo cho biết, các tài liệu PHCN cho người bệnh Covid-19 đang điều trị trong bệnh viện và Sổ tay hướng dẫn một số biện pháp phòng chống dịch Covid-19 dành cho người khuyết tật tại cộng đồng bám sát các nội dung khuyến cáo Bộ Y tế ban hành; khoa học dễ thực hiện, phù hợp với hoàn cảnh sống của NKT và dựa trên các tài liệu PHCN đã được Bộ Y tế ban hành.

Trước đó, ngày 7-4 tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tạm thời quản lý sức khỏe người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính tại tuyến y tế cơ sở trong bối cảnh dịch Covid-19” và “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe phòng chống dịch Covid-19 cho người cao tuổi tại cộng đồng” đã được ban hành. Tài liệu này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước. Dự kiến trong tuần này Bộ Y tế sẽ phổ biến các tài liệu cho các cán bộ y tế cả nước qua 700 điểm cầu.

TRẦN NGUYÊN

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/y-te/tin-tuc/item/44009802-them-huong-dan-moi-cham-soc-cho-nguoi-khuyet-tat-nguoi-co-benh-ly-nen.html)

Tin cùng nội dung

  • ...Nói “huỵch toẹt” ra: đây là một dạng “gấu bông quý tộc” vô tích sự! Nhóm trẻ “tầm gửi” có sĩ số ngày càng tăng này bị khuyết tật về kỹ năng sống, tính tự lập gần như bằng 0...
  • Nghẹt thở xảy ra khi một vật lạ kẹt trong cổ họng hay khí quản, ngăn chặn luồng không khí ra vào. Vì nghẹt thở gây ra thiếu oxy não nên cần cấp cứu càng nhanh càng tốt
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY