Theo Đông y, thích tật lê có vị ngọt, quy vào kinh Phế, tâm Can, Thận; để sống có tính bình, sao vàng cho cháy gai lại có tính ấm
Theo Đông y,
thích tật lê có vị ngọt, quy vào kinh Phế, tâm Can, Thận; để sống có tính bình, sao vàng cho cháy gai lại có tính ấm; có tác dụng bình can, tán phong, làm sáng mắt, thông huyết, giải độc, ích khí, trừ thấp, ngừng ngứa.
thích tật lê có tên khác là tật lê, bạch tật lê gai sầu, gai ma vương, quỷ kiến sầu, cây gai chống, thuộc họ Gai chống Zygophyllaceae. Đó là một cây thảo, sống hàng năm hoặc hai năm, mọc bò. Cây mọc tự nhiên ở đất khô vùng ven biển, bãi sông thuộc các tỉnh từ Quảng Bình trở vào Phan Rang... Bộ phận dùng làm Thu*c của
thích tật lê là quả già, được thu hái vào mùa thu đông, phơi hoặc sấy khô.Thành phần hóa học: chứa dầu mỡ và lượng ít dầu bay hơi, tannin, nhựa cây, sterol, sylvite, saponin, vi lượng alkaloid... (
Trung dược học). Quả chứa tribuloside tức tiliroside, kaempferol, kaemopferol-3- glucoside, kaempferol-3-rutinoside, quercetin, vitamin C, còn chứa diosgenin. Hạt chứa harman, trong dầu hạt có palmitic acid, stearic acid, oleic acid, linoleic acid, linolenic acid… (
Trung Hoa bản thảo).Tác dụng dược lý: dịch ngâm nước tật lê và dịch ngâm ra ethanol có tác dụng giáng áp đối với động vật gây tê; thành phần tan trong nước của nó có tác dụng lợi niệu; tổng saponin tật lê có tác dụng cường tim rõ rệt, có tác dụng đề cao công năng miễn dịch cơ thể, cường tráng, chống suy lão; dịch sắc nước tật lê có tác dụng giáng thấp đường huyết; chất chiết nước có tác dụng chống dị ứng (
Trung dược học).Phản ứng không tốt: theo báo cáo ngoài nước, tật lê hàm chứa độc tính nhất định (trong thực vật của nó hàm chứa potassium nitrate, sau khi hấp thu trong cơ thể bị enzym trả lại thành gốc potassium nitrite), sau khi trúng độc thấy mỏi mệt, muốn ngủ, đầu tối tăm, lợm lòng, nôn mửa, tim hồi hộp, môi, móng tay, niêm mạc da xanh tím, nghiêm trọng thì xuất hiện phổi thủy thũng, hô hấp suy kiệt, và gây ra methemoglobin mà nghẹt thở. Báo cáo trong nước, bệnh nhân bị bạch điến phong uống bạch tật lê 6g. Cứu trị trúng độc: thời kỳ đầu thúc ói, rửa bao tử, tẩy xổ nhẹ; nếu dị ứng, có thể cho Thu*c chống dị ứng; nếu lúc trúng độc xuất hiện chứng methemoglobinemia, cho dưỡng khí, tiêm tĩnh mạch cytochrome C… (
Trung dược học).Theo Đông y,
thích tật lê có vị ngọt, quy vào kinh Phế, Tâm, Can, Thận; để sống có tính bình; sao vàng cho cháy gai lại có tính ấm; có tác dụng bình can, tán phong, làm sáng mắt, thông huyết, giải độc, ích khí, trừ thấp, ngừng ngứa. Dùng vào chứng đầu đau, ngực sườn trướng đau, sữa tắc, ung nhọt vú, mắt đỏ có màng che, phong chẩn ngứa ngáy.Tật lê vị cay, lại sơ tán phong nhiệt kinh can mà sáng mắt, trừ màng che mắt, là yếu dược khư phong sáng mắt. Dùng trị chứng phong nhiệt mắt đỏ sưng đau, nhiều nước mắt nhiều ghèn hoặc màng che con ngươi…, phần nhiều cùng dùng với cúc hoa, mạn kinh tử, quyết minh tử, thanh tương tử… như
Bạch tật lê tán (Trương thị y thông).Tật lê cay tán đắng tiết, nhẹ nhàng sơ tán, lại có công hiệu khư phong ngừng ngứa. Điều trị phong chẩn ngứa ngáy, thường phối ngũ với Thu*c khu phong, ngừng ngứa như: phòng phong, kinh giới, địa phu tử… Nếu trị huyết hư phong thịnh, ngứa ngáy khó chịu, nên cùng dùng với Thu*c dưỡng huyết khư phong như: đương quy, hà thủ ô, phòng phong…Kiêng kỵ: phụ nữ có thai dùng thận trọng (
Trung dược học). Người bệnh âm huyết bất túc, tinh tủy huyết tân khô táo đều cấm dùng (
Bản thảo hối ngôn); can hư, thụ thai, cả hai cấm dùng (
Đắc phối bản thảo). BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI