12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây đột quỵ, tai biến, làm điều này để phòng bệnh

Với sự thay đổi lối sống trong thời gian gần đây, số người cúi đầu, ngồi làm việc bên bàn giấy trong thời gian dài ngày càng nhiều. Do đó, tỷ lệ người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.

Số liệu cho thấy có khoảng 900 triệu người bị thoái hóa đốt sống cổ trên toàn thế giới. Thoái hóa đốt sống cổ đã trở thành một trong “mười căn bệnh mãn tính hàng đầu trên thế giới”.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ còn được gọi là thoái hóa cột sống cổ, đề cập đến các triệu chứng và dấu hiệu tương ứng của tổn thương tủy sống, dây thần kinh và mạch máu do thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ và thoái hóa khớp đĩa đệm thứ phát.

Thoái hóa đốt sống cổ đã trở thành một trong “mười căn bệnh mãn tính hàng đầu trên thế giới”.

Các triệu chứng lâm sàng bao gồm đau cổ và lưng, yếu chi trên, tê ngón tay và yếu chi dưới. Các biến chứng phổ biến là khó nuốt, rối loạn thị giác, ù tai, tim đập nhanh, đau ngực, chóng mặt, buồn nôn và nôn mửa và rối loạn đi lại ở chi dưới.

Thoái hóa đốt sống cổ nguy hiểm như thế nào?

Đốt sống cổ, có chức năng nâng đỡ đầu ở trên và thân ở dưới, là phần hoạt động tích cực nhất của cột sống con người. Đây cũng là đầu mối giao thông kết nối các dây thần kinh trung ương và ngoại vi. Một khi tổn thương xảy ra sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1. Các bệnh về tim mạch và mạch máu não

Một số bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ mắc các bệnh lý về tim mạch, mạch máu não như nhồi máu não, teo não, tắc mạch máu não do co thắt động mạch đốt sống và tắc mạch.

2. Đột quỵ

Thoái hóa đốt sống cổ không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não và đột quỵ. Theo thống kê của Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc, hơn 90% bệnh nhân đột quỵ bị thoái hóa đốt sống cổ.

3. Liệt hoặc đại tiện không tự chủ

Thoái hóa đốt sống cổ nặng có khả năng dẫn đến liệt chi trên một bên hoặc hai bên hoặc đại tiện không tự chủ.

Các cách phòng tránh bệnh thoái hóa đốt sống cổ

1. Điều chỉnh tư thế xấu và ngăn ngừa căng thẳng mãn tính

- Giữ tư thế ngồi tốt, tránh cúi đầu và ngồi lâu.

- Ngồi thẳng tự nhiên, cổ và ngực thẳng, đầu hơi hướng về phía trước, khoảng cách giữa mắt và bàn nên giữ khoảng 33cm, không vặn hoặc nghiêng.

- Nếu thời gian làm việc kéo dài hơn 1 tiếng, bạn nên nghỉ ngơi từ 5-10 phút và thực hiện các bài tập hoặc xoa bóp vùng cổ.

- Giữ tư thế ngủ tốt, chủ yếu là nằm ngửa, đôi khi chuyển sang nằm nghiêng.

2. Ngăn ngừa nghiêm ngặt các chấn thương vùng đầu, cổ và vai

Trong cuộc sống và công việc cần bảo vệ vùng đầu, cổ, vai. Khi bị chấn thương cần đi khám và điều trị tích cực.

Trong cuộc sống và công việc cần bảo vệ vùng đầu, cổ, vai. Khi bị chấn thương cần đi khám và điều trị tích cực.

3. Chú ý giữ ấm vùng cổ

Mùa hè, nhiều người thích ngồi thẳng điều hòa, quạt trực tiếp. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là không nên để nhiệt độ điều hòa trong nhà quá thấp, không thổi trực tiếp gió điều hòa hay quạt vào người để tránh bị mỏi cổ, vai gáy.

4. Tập thể dục vừa phải để tăng cường thể lực

Bạn nên thực hiện các bài tập đơn giản về cổ trong cuộc sống hàng ngày như xoay cổ về phía trước, sau và sang phải, trái để tăng cường sức mạnh cho các cơ vùng cổ và vai.

Đồng thời, chạy bộ, bơi lội, đạp xe chậm và các bài tập khác cũng giúp tăng cường khả năng vận động của khớp cổ và nâng cao thể lực.

Thoái hóa đốt sống cổ một khi gặp phải có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của một người. Vì vậy, cần thực hiện tốt việc phòng tránh để giữ cho vùng cổ được an toàn, tránh biến chứng nguy hiểm.

Xem thêm: COVID-19 vẫn cướp đi mạng sống của 8.500 người mỗi tuần, EU đang phải chịu làn sóng COVID mới

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/thoai-hoa-dot-song-co-co-the-gay-dot-quy-tai-bien-lam-dieu-nay-de-phong-benh-35273/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY