Kinh tế xã hội hôm nay

Thời cách ly chống Covid-19, dân mạng hỉ hả với group chụp động vật xấu không tả nổi

Nếu như ở Việt Nam có nhóm Ghét bếp - Không nghiện nhà thì ở trời tây có group chụp động vật xấu đừng hỏi, nơi mua vui cho những tâm hồn nhàn rỗi trong thời cách ly chống Covid-19.

Trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội để chống dịch này, có vẻ như các hội nhóm trên Facebook ra đời ngày càng nhiều hơn với những hoạt động hay ho có, thú vị có, thậm chí ẩm ương cũng có.

Một trong số đó là hội nhóm Crappy Wildlife Photography, chuyên tập hợp những bức ảnh chụp động vật... xấu để đời, là nơi để những anh em có trình độ chụp ảnh í ẹ giao lưu với nhau, cảm thấy bớt tự ti trước vô số những tay máy cự phách với các bức ảnh đẹp đến độ ghen tị của họ.

Hoặc đơn giản, bạn cứ coi đây là nơi để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng, hoặc nơi giết thời gian trong thời buổi giãn cách xã hội để chống dịch cũng được.

Sau khi xem ảnh, có lẽ nhiều người sẽ thốt lên rằng, không phải dễ mà bắt được những khoảnh khắc xấu xí này đâu, khó phết đấy.

Hè năm ngoái tớ chụp được 1 con ong thợ mộc này, đề phòng nhiều người lại chẳng biết nó là con gì.

Khi cái cột biết giang đôi cánh...

Mải nhìn con ếch ở đằng xa, tôi quên lấy nét luôn con ở đằng trước.

Không biết anh ấy có bị làm sao không nhỉ?

Chụp thế này ai mà chả nhăn nhó?

Một pha ảnh để đời giúp chấm dứt sự nghiệp chụp ảnh hoang dã của tôi.

Một cái nút đựng chai sâm panh? Không, một con cò bạch đấy.

Bức ảnh suýt thì đẹp để đời, thế rồi tự dưng có 1 cái cây...

Tôi chụp con diệc rõ ràng, thế mà có người bảo trông như con ma đang bay trên mặt nước làm tôi lạnh cả sống lưng.

Bao lâu chẳng sao, đúng lúc tôi giơ máy lên thì nó ngụp đầu xuống.

Ơ nó bay nhanh hơn tôi dự tính.

Con này cũng thế.

Đây là con gấu trúc đấy mọi người ạ, có ai nhận ra không nhỉ.

Ôi zời lại được cả đàn cơ.

Tôi chụp con chim rõ ràng mà có người lại bảo là con cá, đến chịu.

Tôi thì mong con chim này giang đôi cánh, thế mà...

Thật lo lắng cho số phận của người chụp bức ảnh này quá đi.

Đây là 1 con cú đấy, nhưng chỉ hiện rõ 2 con mắt.

Tưởng có được bức ảnh để đời của loài săn mồi hiếm thấy thì bị con chim ác là phá đám.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/thoi-cach-ly-chong-covid-19-dan-mang-hi-ha-voi-group-chup-dong-vat-xau-khong-ta-noi-20200413160449224.htm)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY