Con số báo động về tình trạng thiếu i-ốt trong các bữa ăn
Chương trình phòng chống bướu cổ và các rối loạn do thiếu i-ốt triển khai tích cực tại Việt Nam từ năm 1994 đến năm 2005 đã làm giảm tỷ lệ bệnh bướu cổ của trẻ em (8-10 tuổi), tăng tỷ lệ hàm lượng i-ốt trong cơ thể người Việt Nam trên mức khuyến nghị bảo vệ sức khỏe tối thiểu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Tuy nhiên sau khi chương trình kết thúc, việc sử dụng muối i-ốt mang tính tự nguyện, đến năm 2015 tỷ lệ trẻ em (8-10 tuổi) bị bướu cổ tăng lên 9,8% và thiếu hụt i-ốt trở lại là vấn đề sức khỏe cộng đồng và cần can thiệp tích cực về chính sách theo khuyến cáo của UNICEF.
Triệu chứng bệnh bướu cổ
Khi mắc bệnh bướu cổ, triệu chứng xảy ra, có thể bao gồm:
+ Có thể nhìn thấy sưng ở chân của cổ, có thể đặc biệt rõ ràng khi cạo râu hoặc để trang điểm.
+ Cảm giác chặt trong cổ họng.
+ Ho
+ Khàn tiếng
+ Khó nuốt
+ Khó thở.
Biện pháp phòng ngừa bướu cổ
Cung cấp đủ i-ốt cho cơ thể. Để đảm bảo rằng có đủ i-ốt, sử dụng muối i-ốt hoặc ăn hải sản hoặc rong biển, khoảng hai lần một tuần.
Tôm và cua đặc biệt cao i-ốt. Nếu sống gần bờ biển, trái cây và rau cải trồng tại địa phương có khả năng chứa một số i-ốt. Bên cạnh đó, sữa bò và sữa chua cũng chứa i-ốt.
Mọi người cần khoảng 150 microgram iốt /ngày, đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ mang thai, cho con bú và cho trẻ sơ sinh, trẻ em.
Thanh Quế
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: