Dù cha mẹ luôn cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm trong bữa cơm hàng ngày, hay kết hợp với việc tập luyện, chơi những trò chơi tốt cho trí não nhưng lại duy trì những thói quen của cha mẹ làm giảm trí thông minh của trẻ thì bạn cần xem xét lại cách chăm sóc trẻ ngay lập tức, nếu không muốn phải hối tiếc về sau.
1. Truyền dạy kiến thức quá sớm, bỏ qua cảm thụ riêng của trẻ
Bắt trẻ học mọi thứ không phù hợp với lứa tuổi của trẻ không hề tốt |
Ngay cả khi bạn đã truyền dạy mọi kiến thức cho con nhưng trẻ vẫn kém thông minh là tại sao?
Vì một số cha mẹ muốn con mình được hơn người, và có thể vì thể diện nên đã tự ý truyền dạy con mình những kiến thức trước tuổi. Thậm chí, cha mẹ còn đặt ra những mục tiêu cao hơn hẳn khả năng của chúng vì không muốn con “tự mãn”.
Nhưng khi trẻ bị thất bại vì không có đủ năng lực đạt được những mục tiêu, trẻ sẽ cảm thấy thất vọng, xấu hổ và càng ngày càng tự ti về bản thân của mình hơn.
2. Cha mẹ không có thói quen học tập, đọc sách
Cha mẹ không làm tấm gương cho trẻ dẫn tới con mình kém không minh. Năng lực của trẻ sẽ bị quyết định trực tiếp từ mọi cử chỉ, ngôn ngữ và cảnh giới suy nghĩ của cha mẹ chúng. Cha mẹ có tầm ảnh hưởng rất to lớn đối với một đứa trẻ.
Trẻ sẽ không có được thói quen đọc sách, học tập cũng như niềm hứng thú lúc học tập khi cha mẹ của chúng không hề có thói quen này hàng ngày.
Cách tốt nhất để rèn luyện đại não phát triển là việc thường xuyên suy nghĩ. Não sẽ nhanh bị suy yếu khi bạn thường xuyên để não không hoạt động, người thông minh cũng sẽ dần trở thành kẻ trì độn.
3. Mỗi bữa ăn đều cho trẻ ăn quá no
Trẻ có thể kém thông minh nếu thường xuyên ăn quá no |
Cha mẹ không thể ngờ rằng con mình kém thông minh lại là do ăn quá no. Nhưng những người thường xuyên ăn quá no được nghiên cứu chứng minh rằng tế bào não của họ sẽ sớm bị suy yếu, khiến trí lực bị giảm sút, càng ngày càng kém linh hoạt.
Cho nên, việc trẻ ăn quá no chưa hẳn là tốt. Vào buổi sáng cha mẹ nên cho con ăn no, đủ chất để có đủ năng lượng để trẻ hoạt động trong cả ngày dài, khi trẻ đã muốn dừng lại thì không nên ép trẻ ăn thêm.
4. Cha mẹ thức khuya, trẻ cũng thức khuya
Giấc ngủ của trẻ sẽ không được đủ khi trẻ thường xuyên thức khuya cùng cha mẹ, việc này sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như trí thông minh của trẻ.
Ngoài ra, các bệnh lý không đáng có như béo phì, rối loạn chuyển hóa chất trong thân thể… cũng theo đó sẽ xuất hiện.
5. Dùng vũ lực và ngôn từ bạo lực với trẻ
Hãy ngừng sử dụng vũ lực nếu không muốn con mình kém thông minh. Trẻ sẽ trở nên khép kín mình, không muốn tâm sự chia sẻ cùng ai, sống hướng nội nếu thường xuyên bị cha mẹ giải quyết vấn đề bằng vũ lực, ngôn từ bạo lực.
6. Chỉ bắt học tập, không cho phép trẻ chơi
Có một số cha mẹ nghĩ rằng con chơi nhiều sẽ làm cho trí thông minh bị ảnh hưởng, nên họ ép con mình phải học thật nhiều. Mỗi ngày, nếu thấy con mình học tập chăm chỉ thì vui vẻ ra mặt, khi thấy con ngồi chơi thì nổi trận lôi đình.
Đây là một cách giáo dục rất sai lầm, vì cách ép trẻ học suốt ngày không hề khiến cho trẻ thông minh hơn, mà còn khiến trẻ trì trệ hơn. Cha mẹ hãy cùng với trẻ thiết lập một thời khóa biểu phù hợp giữa học và chơi đó chính là việc mà cha mẹ nên làm.
7. Cấm trẻ không được khóc
Khóc đôi khi là cách trẻ thể hiện cảm xúc của mình |
Khi trẻ khóc ở chỗ đông người, cha mẹ thường đe dọa bắt trẻ ngừng lại ngay vì sự khó chịu và phẫn nộ khi trẻ không nghe lời. Bởi vì khi trẻ không khóc nữa thì cha mẹ cho rằng phiền toái sẽ qua đi và vấn đề đã được giải quyết. Nhưng, khóc lại là một liệu pháp giúp hồi phục sức khỏe và tinh thần của con người. Vì thế không nên ngăn cấm trẻ thể hiện tâm trạng của mình.
8. Nói lời cay độc với trẻ
Nhiều bậc cha mẹ có thể do vô tình hoặc cố ý ở trước mặt trẻ và người ngoài lại nói những câu như: “Con nhà em học dốt lắm”, “Cháu học kém lại lười học lắm”, “Cháu không được thông minh như con nhà chị”…
Thậm chí có những bậc cha mẹ vì khiêm tốn trước mặt người thân hoặc bạn bè, mặc dù có con học giỏi, chăm ngoan nhưng cũng thường nói những lời chê bai trẻ như: “Cháu cũng còn lười học lắm”, “Cháu học cũng bình thường”…
Nhưng họ không hề biết rằng, những câu nói này có tác động tiêu cực rất mạnh đến tâm sinh lý vốn rất nhạy cảm của trẻ. Khiến trẻ không còn cảm thấy hừng thú với bất cứ việc học hành nào, và cũng tự đặt ra câu hỏi hoài nghi cho bản thân trẻ rằng: liệu mình có thật sự giỏi như nhận xét của cô giáo.
Để đảm bảo trẻ nhà bạn luôn có một tâm hồn và thể chất khỏe mạnh trong tương lai, những thói quen của cha mẹ làm giảm trí thông minh của trẻ cần phải được loại bỏ ngay trong cuộc sống. Cha mẹ hãy lưu ý nhé.
Khuyên Vũ
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: