Kinh tế xã hội hôm nay

Thói quen uống nước đúng giờ giúp chăm sóc sức khỏe tốt hơn

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể con người và là thành phần quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Vì vậy, cần đảm bảo đủ lượng nước mỗi ngày để cơ thể có thể phát triển khỏe mạnh.

Uống nước là phương pháp thải độc cơ thể hiệu quả nhất. Việc duy trì thói quen uống nước đúng giờ mỗi ngày sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt hơn.

Luyện tập thói quen uống nước đúng giờ. Ảnh: Guu.vn

6h00 – 7h00

Sau một giấc ngủ dài, lúc này cơ thể thật sự đang cần bổ sung nước. Ngoài việc giúp cơ thể thoải mái thì uống một cốc nước sau khi thức dậy còn giúp lọc sạch gan và thận. Một lưu ý nhỏ là bạn nên uống nước trước bữa sáng 30 phút.

8h00 – 9h00

Đi lại và di chuyển cũng như để bắt đầu công việc thì cơ thể chúng ta cần thiết phải bổ sung một cốc nước. Đây là thời điểm thích hợp để uống nước và giúp cơ thể sẵn sàng cho một ngày mới.

11h00

Sau vài tiếng vài việc thì cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và cần nghỉ ngơi. Hãy uống một cốc nước để lấy lại sự tập trung và giúp cơ thể tỉnh táo hơn.

13h00

Sau bữa trưa khoảng 30 phút thì một ly nước lọc hẳn sẽ hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn.

15h00 – 16h00

Thời điểm này cơ thể sẽ cảm thấy uể oải và mất tập trung. Đừng quá lo lắng, một cốc nước sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại thăng bằng và nâng cao năng suất làm việc.

17h00

Đây thường là thời điểm chúng ta kết thúc các công việc và quay trở về nhà, việc bổ sung một cốc nước sẽ giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi sau một ngày làm việc.

22h00

Trước khi đi ngủ 30 phút thì một cốc nước sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn và phòng ngừa các nguy cơ đột quỵ.

Theo Tuệ Tâm/DNVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Kiến thức (https://kienthuc.net.vn/tin-tuc/thoi-quen-uong-nuoc-dung-gio-giup-cham-soc-suc-khoe-tot-hon-1336006.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY