12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Thói quen uống nước sai lệch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe

Nước là một thành phần dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của mỗi con người. Tuy nhiên, việc đảm bảo cung cấp đủ lượng nước vẫn chưa đủ. Bạn cần phải có kỹ năng uống nước đúng cách thì chúng mới có thể phát huy được hết vai trò của mình.

Chúng ta có thể nhịn đói, nhưng nhịn khát thì không thể nào. Khi chúng ta đảm bảo cung cấp đủ lượng nước mà thể trạng của bạn cần mỗi ngày thì sẽ giúp thanh lọc được cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có vai trò làm mịn và đẹp da.

Sau đây, chúng tôi muốn gửi đến bạn những thói quen uống nước rất có hại cho sức khỏe. Hãy cùng nhau tham khảo để không mắc phải những sai lầm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Uống lượng nước lớn trong một hơi gây hại cho tim

Theo một số chuyên gia cho rằng, việc dùng lượng nước lớn trong một hơi gây ảnh hưởng rất lớn đối với tim. Những ngày mùa hè nắng nóng khiến cơ thể mất nước rất nhiều. Chính điều này, luôn tạo ra cho bạn cảm giác thấy khát và tìm nước để uống. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không uống từ từ mà dùng một lần là lượng nước rất lớn.

Nước chính là một trong những thứ không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta

Việc uống nước như thế sẽ khiến cho lưu lượng máu tăng nhanh một cách đột ngột. Và chúng cũng là nguyên nhân khiến cho khối lượng công việc của tim tăng nhanh. Mặt khác, vấn đề tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng, rất có khả năng gây suy tim đột ngột. Ngoài ra, uống nước quá nhiều trong một lần sẽ làm cho máu của chúng ta dễ bị loãng, nồng độ điện giải biến đổi thấp. Song, thói quen này cũng giúp cho nước dễ dàng xâm nhập vào các tế bào. Đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng phù nề, ngộ độc nước, hạ natri máu.

Bên cạnh đó, nếu chúng ta uống nước lạnh thì nguy cơ gây hại đối với tim sẽ thêm nghiêm trọng. Theo một số bác sĩ cho biết, nếu những ai đã có tiền sử về bệnh tim mà sự dụng một lượng nước lạnh lớn sẽ kích thích tăng nhịp tim, tăng mức tiêu thụ oxy của tim. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân gây ra các triệu chứng rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực.

Chỉ uống khi thấy khát

Theo một số chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và cho hay, cảm giác khát nước hoạt động không mãnh liệt bằng cảm giác đói. Nếu chứng ta chờ đến lúc khát mới bổ sung nước thì cơ thể bạn đã mất một lượng nước đáng kể. Sau đó sẽ dẫn đến một số triệu chứng như khó tập trung, dễ kích dộng, mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí có thể ngất đi. Chính vì điều này, chúng ta đừng nên chờ đợi đến lúc cơ thể quá khát thì mới uống nước đó là một suy nghĩ rất sai lệch và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.

Việc suy nghĩ chỉ uống nước khi cơ thể thấy khát là một trong những điều hoàn toàn phản khoa học

Mặt khác, nếu bạn thường xuyên nhịn uống nước trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị mất nước, dẫn đến những ảnh hưởng về đường tiểu. Trong lúc này, lượng nước tiểu giảm đi một cách bất ngờ. Đồng nghĩa với đó nồng độ chất thải cũng như chất độc chứa trong nước tiểu sẽ tăng lên. Đây là có hội cho một số loại sỏi thận phát triển và hoành hành. Chính vì những tác hại rất lớn như trên, chúng ta nên cung cấp nước cho cơ thể một cách thường xuyên và đầy đủ.

Uống quá nhiều hay quá ít nước

Có nhiều người cho rằng việc uống mỗi ngày 2 lít nước theo chỉ dẫn của bác sĩ là đủ. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ đi lệch hướng. Mỗi người chúng ta đều có những thể trạng riêng biệt. Dựa vào đó, bạn mới biết được rằng cơ thể của mình cần bao nhiêu nước là đủ, tránh tình trạng áp đặt một công thức “rập khuôn” nào đó. Nếu chúng ta cứ giữ “khư khư” lời bác sĩ dặn thì có thể dẫn đến những tình trạng như cơ thể dễ bị trữ nước, sưng phù tay chân. Nghiêm trọng hơn thế, chúng ta dễ gặp tình trạng ngộ độc nước đối với những ai có chức năng thận kém.

Mặt khác, việc uống nước quá ít cũng gây ảnh hưởng trầm trọng đối với sức khỏe. Theo một số nhiên cứu cho thấy, những người mắc bệnh tiểu đường thường có 3 triệu chứng như sau: đi tiểu nhiều, uống nước nhiều và sử dụng nhiều thực phẩm. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân cảm thấy việc đi tiểu thường xuyên sẽ gây trở ngại rất lớn cho một số hoạt động khác. Chính vì điều đó, họ hạn chế sử dụng quá nhiều nước để kiểm soát được những cơn đi tiểu phiền phức.

Việc sử dụng lượng nước cần đáp ứng một số yếu tố để cơ thể không tiếp nhận quá nhiều hay quá ít nước

Nhưng suy nghĩ này không đúng, vì khi cơ thể không được cung cấp nước đầy đủ thì sẽ dẫn đến những hệ lụy rất lớn đối với sức khỏe. Nhiều chuyên chuyên gia cho hay, những người mắc bệnh tiểu đường nếu có thói quen uống nhiều nước trong ngày sẽ tạo ra cho cơ thể một sự tự bảo vệ. Nước lúc này có khả năng làm giảm hay khôi phục áp suất thẩm thấu huyết tương một cách bình thường. Ngoài ra, chúng còn thúc đẩy sự bày tiết đường huyết ra ngoài một cách nhanh chóng hơn, giúp cho lượng đường huyết luôn luôn ổn định.

Bên cạnh đó, các chuyên gia đặc biệt nhắc nhở vào mùa hè, cơ thể của chúng ta sẽ đổ rất nhiều mồ hôi. Nếu những ai có tiền sử về bệnh tiẻu đường vẫn giữ thói quen hạn chế uống nước có thể dẫn đến một số hệ lụy sau. Thứ nhất, nếu không thường xuyên cung cấp nước cho cơ thể sẽ dẫn đến những biến chứng cấp tính như tăng ceto và thậm chí hôn mê do hyperosmole. Thứ hai, nếu như nhịn uống nước trong thời gian dài cũng có thể khiến cho máu trong cơ thể đặc lại dẫn đến bệnh mạch máu do tiểu đường.

Phong Vũ

Theo Pháp luật đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/thoi-quen-uong-nuoc-sai-lech-gay-anh-huong-nghiem-trong-doi-voi-suc-khoe-28617/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY