Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Thử nghiệm vaccine COVID-19 giai đoạn 1 trên Chồn sương

(MangYTe) - Mới đây, Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO) bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 vaccine phòng chống COVID-19.

Theo thông tin từ báo Chính Phủ, Cơ quan Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Australia (CSIRO) bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 1 vaccine phòng chống COVID-19. Hiện Chồn sương được cho là có hệ thống hô hấp tương tự như con người, phù hợp cho việc thử nghiệm vaccine.

Theo đó, hai con Chồn sương sẽ được tiêm vaccine và giữ trong 4 tuần để hệ miễn dịch của chúng phát triển. Sau đó, chúng sẽ được tiêm một liều virus SARS-CoV-2 và bắt đầu tiến hành theo dõi các phản ứng cơ thể. Tiến trình thử nghiệm dự kiến kéo dài trong khoảng thời gian 3 tháng tại cơ sở thiết lập an toàn sinh học mức độ cao ở Geelong.

 Nhiều nước đang cố gắng chạy đua để thử nghiệm Thu*c cũng như vắc xin phòng dịch COVID-19. Ảnh minh họa

Thử nghiệm trước mắt chỉ sử dụng đối tượng là động vật để kiểm tra xem liệu loại vaccine tiềm năng do Đại học Oxford (Anh) và Hãng Dược phẩm Inovio (Mỹ) sáng chế có an toàn và hiệu quả hay không.

Trong một diễn biến liên quan khác, hãng dược phẩm sinh học AnGes Inc. của Nhật Bản và Đại học Osaka vừa nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19 mà 2 bên đã hợp tác phát triển và bào chế.

Cụ thể, các chuyên gia của 2 bên đã nghiên cứu sử dụng một virus bị khử hoạt tính để bào chế vaccine DNA. Theo AnGes Inc., phương pháp này có thể giúp sản xuất vaccine phòng ngừa SARS-CoV-2 nhanh hơn so với sử dụng protein.

Hôm 31/3, AnGes Inc. thông báo đã hoàn tất quá trình bào chế loại vaccine trên. Hiện các nhà khoa học của AnGes Inc. và Đại học Osaka đang thử nghiệm các hợp chất vaccine này trên động vật.

Trong khi đó, Reuters đưa tin, ngày 1/4, British American Tobacco (BAT) - nhà sản xuất của 2 thương hiệu Thu*c lá Dunhill và Lucky Strike- tuyên bố chi nhánh công nghệ sinh học của Tập đoàn này ở Mỹ đang nghiên cứu một loại vaccine tiềm năng chống virus SARS-CoV-2, sử dụng các protein được chiết xuất từ lá cây Thu*c lá.

Theo BAT, Kentucky BioProcessing (KBP), đơn vị phát triển loại vaccine trên, có thể sản xuất từ 1-3 triệu liều/tuần kể từ tháng 6 với sự hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ và các nhà sản xuất phù hợp.

Vaccine mới đang được tiến hành thử nghiệm tiền lâm sàng, sử dụng một bộ phận sao chép trong chuỗi gene của virus SARS-CoV-2 để tạo ra một kháng nguyên và sau đó được cấy vào cây Thu*c lá để sản sinh thêm. Khi thu hoạch, các kháng nguyên này là những chất kích thích phản ứng miễn dịch trong cơ thể- sẽ được chiết xuất, tinh chế và cấy vào cơ thể để chống virus.

Mạng Y Tế
Nguồn: VietQ (http://vietq.vn/thu-nghiem-vaccine-covid-19-giai-doan-1-tren-chon-suong-d172047.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY