Sức khỏe hôm nay

Thu nhập của cha mẹ ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe của con cái, kể cả khi đã trưởng thành

Kinh tế của gia đình ảnh hưởng đến sức khỏe của con cái rất lâu cả sau khi trưởng thành. Những cá nhân lớn lên trong gia đình có thu nhập thấp có nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan đến béo phì sau này cao hơn nhiều. Điều đó đặc biệt đúng đối với các gia đình có thu nhập thấp lâu dài.

Đó là thông tin được đưa ra trong một nghiên cứu của Đại học Illinois. Yilan Xu, phó giáo sư tại Khoa Kinh tế Nông nghiệp và Tiêu dùng thuộc đại học Illinois, và là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Đã có rất nhiều nghiên cứu kết nối tình hình kinh tế của gia đình với kết quả tương lai của trẻ em. Sự đổi mới của chúng tôi trong nghiên cứu này là phân biệt tầm quan trọng của hai thành phần, đó là thu nhập lâu dài và thu nhập tạm thời. Mỗi thành phần này sẽ có những hàm ý chính sách khác nhau".

Kinh tế gia đình ảnh hưởng tới sức khỏe của con cái, kể cả khi chúng đã trưởng thành.

Thu nhập lâu dài gắn liền với điều kiện kinh tế xã hội chung của cha mẹ trong dài hạn, trong khi thu nhập tạm thời đề cập đến các đỉnh điểm hoặc mức đáy thu nhập tạm thời. Ví dụ, đỉnh điểm có thể xảy ra khi cha mẹ nhận được tiền thưởng hoặc nhận được tài sản thừa kế. Đáy có thể là gia đình phải trải qua một thời gian thất bại tạm thời do cú sốc kinh tế của đại dịch COVID-19.

Xu và bạn của cô là Tansel Yilmazer (Đại học Bang Ohio) đã phân tích dữ liệu theo dõi hàng nghìn gia đình và trẻ em trong khoảng thời gian 47 năm, bao gồm thông tin sức khỏe về trẻ em hiện đã trưởng thành.

Xu và Yilmazer đã tính toán thu nhập vĩnh viễn của cha mẹ, các đỉnh và đáy tạm thời trong thời thơ ấu (0 đến 5), thiếu niên (6 đến 11) và tuổi vị thành niên (12 đến 17). Sau đó, họ so sánh thu nhập với sức khỏe, cụ thể là béo phì và các tình trạng liên quan đến béo phì như huyết áp cao, tiểu đường và các bệnh tim mạch, đối với 3.976 trẻ em trưởng thành ở bốn độ tuổi (25-30, 31-35, 36-40 và 41- 45).

Các nhà nghiên cứu nhận thấy mối tương quan giữa thu nhập và sức khỏe là mạnh nhất đối với những người kinh tế eo ẹp hơn.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy mối tương quan giữa thu nhập và sức khỏe là mạnh nhất đối với những người kinh tế eo ẹp hơn. Khả năng béo phì ở người lớn và các kết quả liên quan đến béo phì giảm khi thu nhập cố định của cha mẹ tăng lên.

Các đỉnh thu nhập tạm thời trong thời kỳ thanh thiếu niên có thể thúc đẩy sức khỏe tốt hơn, trong khi không có đỉnh hoặc đáy tạm thời nào khác có ảnh hưởng đáng kể.

Xu cho biết, kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách công tập trung vào việc đưa người dân thoát khỏi đói nghèo, chẳng hạn như giáo dục và đào tạo để mang lại cơ hội có việc làm tốt hơn. Các chính sách thay đổi cơ bản cuộc sống của con người và giúp họ tiến lên các nấc thang xã hội sẽ rất có lợi về lâu dài.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy, tình hình kinh tế của cha mẹ không chỉ ảnh hưởng đến hạnh phúc của họ và môi trường trước mắt của con cái. Nó còn có những tác động lâu dài trong tương lai, các kết quả rất nhất quán giữa các giai đoạn cuộc sống ở tuổi trưởng thành của thanh niên cũng như các kết quả sức khỏe khác.

Xem thêm:

Người phụ nữ bị ‘sát thủ ăn thịt người thầm lặng’ ăn cụt bàn tay trái chỉ vài giờ sau khi sơ chế món cá

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/thu-nhap-cua-cha-me-anh-huong-lau-dai-doi-voi-suc-khoe-cua-con-cai-ke-ca-khi-da-truong-thanh-32202/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY