Thông tin y học tiếng Việt hôm nay

Thông tin y học tiếng Việt

Thủ thuật Helmlich

Là thủ thuật dùng tay người cứu hộ gây một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy một dị vật gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên.

MỤC ĐÍCH

thủ thuật dùng tay người  cứu hộ gây một áp lực mạnh trong đường dẫn khí để đẩy một dị vật gây tắc khí quản ra khỏi đường hô hấp trên.

CHỈ ĐỊNH

Tắc nghẽn hoàn toàn đường hô hấp trên do dị vật đe doạ ngạt thở cấp, ví dụ như trong các trường hợp:

Sặc bột hoặc dị vật ở trẻ nhỏ

Ngạt thở do một mảnh thức ăn lấp thanh quản, khí quản

CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI

Gãy xương sườn

Đụng dập tim

Tắc nghẽn một phần đường thở

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Người bệnh đứng hơi ngả ra phía trước

Phương pháp 1:

Thầy Thu*c đứng sau nạn nhân, vòng tay ra phía trước ôm vào thượng vị nạn nhân, bàn tay phải phải nắm lại, bàn tay trái cầm lấy nắm tay phải áp sát vào vùng thượng vị, giật mạnh vòng tay về phía cơ hoành từ dưới lên trên. Có thể làm lại thủ thuật nhiều lần.

Phương pháp 2:

Một tay vòng ra phía trước đỡ nạn nhân, một tay đập mạnh vào lưng (vùng giữa hai xương bả) nhiều lần

Người bệnh ngồi trên ghế

Người thầy Thu*c đứng phía sau lưng ghế, vòng hai tay ra phía trước rồi thực hiện như phương pháp 1 khi người bệnh đứng

Người bệnh nằm ngửa

Để người bệnh nghiêng về một bên, áp một tay vào vùng thượng vị, bàn tay kia đặt bắt chéo trên bàn tay dưới rồi đẩy mạnh từ bụng lên phía ngực.

Người bệnh nằm sấp

Dùng hai tay ấn mạnh vào vùng liên bả nhiều lần hoặc lấy tay đấm mạnh vào vùng liên bả nhiều lần.

Trẻ em về nguyên tắc cũng làm như vậy

Trẻ sơ sinh nhấc hai chân dưới lên rồi lấy bàn tay vỗ vào lưng

Trẻ nhỏ: Người lớn quỳ một chân đạt úp em bé vào đùi rồi đập cườm tay vào lưng

BIẾN CHỨNG

Gãy xương sườn, xương ức

Chấn thương gan, lách

THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TIẾP THEO

Khi tống được dị vật ra ngoài, người bệnh thở lại, chuyển ngay đến bệnh viện để tiếp tục hút đờm dãi, soi phế quản lấy dị nhỏ khác còn sót lại.

Thở oxy mũi.

Đặt nội khí quản nếu cần.

Người bệnh thở yếu hoặc không thở, tím: Thổi ngạt.

Ngừng tuần hoàn: ép tim ngoài lồng ngực, thổi ngạt.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/vietnam/thu-thuat-helmlich/)

Tin cùng nội dung

  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chọc ối là một thủ thuật được thực hiện trong thời gian mang thai. Lý do phổ biến nhất cho phụ nữ mang thai được đề nghị chọc ối là để xem liệu em bé đang phát triển của mình có một rối loạn nhiễm sắc thể chẳng hạn như hội chứng Down.
  • Sinh thiết thận là lấy một mẫu mô nhỏ từ thận để làm xét nghiệm. Sinh thiết thận được thực hiện để chẩn đoán và theo dõi một số vấn đề của thận. Ví dụ, viêm thận, hoặc ung thư thận...
  • Sinh thiết (Biopsy) là thủ thuật lấy một mẫu mô nhỏ từ một phần của cơ thể. Các mẫu mô sau đó được khảo sát dưới kính hiển vi để tìm tế bào bất thường.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY