Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thủ tướng Chính phủ: Chuẩn bị nhanh các kịch bản nếu có làn sóng thứ 2 lây nhiễm COVID-19

MangYTe - Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị tích cực triển khai mạnh mẽ các giải pháp đến ngày 15/4. Phụ thuộc vào tình hình thực tế, Chính phủ sẽ có chủ trương về vấn đề cách ly xã hội.

Những tín hiệu tích cực

Thời điểm bắt đầu diễn ra cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 chiều 6/4, Việt Nam ghi nhận 241 ca mắc COVID-19, con số này tăng thêm 4 ca lúc 18h, thời điểm kết thúc cuộc họp. Cũng trong ngày, chúng ta có 4 bệnh nhân khỏi bệnh, nâng tổng số ca khỏi bệnh ở nước ta lên 95 ca. 24 bệnh nhân đang điều trị đã âm tính 2 lần.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp chiều 6/4. Ảnh: VGP

Đặc biệt, những ngày gần đây, Việt Nam ghi nhận tín hiệu giảm số ca mắc mới, số ca khỏi bệnh ngày càng nhiều, một số bệnh nhân nặng tiến triển tích cực, nhiều người ca ngợi trình độ của y tế Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các y bác sĩ, lực lượng quân đội, công an, truyền thông và thông tin, những người ở tuyến đầu chống dịch.

Tổng số ca mắc đến 18h ngày 6/4 và biểu đồ theo dõi số ca mắc mới theo ngày (màu xanh biểu thị số người mắc COVID-19 đã được cách ly ngay khi nhập cảnh)

Thủ tướng cũng biểu dương việc triển khai Chỉ thị 16 rất hiệu quả, đặc biệt là Hà Nội, TPHCM và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Chuyển động xã hội vừa qua rất lớn, có thể nói là thay đổi cả nếp sống để ngăn ngừa dịch bệnh. Người đứng đầu Chính phủ cũng biểu dương tấm lòng nhân ái, gương người tốt, việc tốt, nhường cơm sẻ áo hỗ trợ người khó khăn.

Kết quả này là sức mạnh của tinh thần trên dưới một lòng, anh em đồng chí đoàn kết, người dân góp công, góp sức cùng Nhà nước trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

Không say sưa chiến thắng bước đầu

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, không thể chủ quan, không được say sưa với chiến thắng bước đầu mà bỏ lửng những nhiệm vụ trong thời gian tới. Dịch bệnh đang trong giai đoạn nguy hiểm, có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Nhiều quốc gia đang phải hứng chịu sự bùng phát của dịch bệnh giai đoạn 2.

Vì vậy, để bảo toàn lực lượng và kết quả chống dịch, ngăn chặn, xử lý từ xa và ngay trong cộng đồng, Thủ tướng nhấn mạnh chủ trương mà các ý kiến tại cuộc họp cũng như các thành phố lớn đều thống nhất là cần phải tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 về cách ly xã hội, để giữ vững thế chủ động chống dịch.

Số bệnh nhân mắc COVID-19 bình phục tăng lên từng ngày. Trong ảnh là nam bệnh nhân người Anh điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cảm ơn bác sĩ trong ngày được công bố khỏi bệnh. Ảnh: Báo Quảng Nam

Chiến lược phòng chống hiện nay trong giai đoạn 3 là cách ly xã hội, tìm kiếm ca bệnh, khoanh vùng dập dịch và điều trị, hay nói cách khác là khóa dịch từ bên ngoài, dập dịch từ bên trong, tích cực điều trị, hạn chế trường hợp Tu vong.

Từ nay đến ngày 15/4, cả hệ thống chính trị, nhất là các địa phương, ngành y tế, đơn vị có liên quan bám sát tình hình, chuẩn bị nhanh tất cả các kịch bản, các giải pháp để chuẩn bị cho làn sóng thứ 2 lây nhiễm COVID-19 mà nhiều nước đang phải đối phó rất vất vả tại nước mình, thậm chí họ phải tuyên bố biện pháp mạnh hơn. Kinh nghiệm từ những nước đó cũng là bài học cho chúng ta không được chủ quan, coi thường đối với làn sóng thứ 2 của dịch bệnh.

Chính phủ sẽ có một chương trình sản xuất máy thở

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, phải tìm cho được các ca F0, truy tìm mọi dấu vết của 2 ổ dịch ở TP.HCM và Hà Nội. Thủ tướng cũng lưu ý việc tập trung đông người ở nơi thờ tự, tôn giáo có thể là nguy cơ lây nhiễm lớn trong cộng đồng, phải chủ động ngăn chặn để tránh lây lan. Đồng thời, phải chuẩn bị tốt phương án bệnh viện dã chiến để không bị động trong mọi tình huống.

Các địa phương cần làm đúng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng, thực hiện nghiêm cách ly toàn xã hội nhằm làm chậm, không để dịch lây lan trong cộng đồng. "Nếu chúng ta ngăn chặn được dịch lây lan trong cộng đồng, không tạo nên ổ dịch, vùng dịch lớn, sẽ không có đỉnh dịch, không có thiệt hại về người và sức khỏe của nhân dân", Thủ tướng nói, nếu làm tốt cách ly trong xã hội thì sẽ không có đỉnh dịch ở Việt Nam.

Các địa phương có dịch xuất hiện thì cần đẩy mạnh xét nghiệm sớm nhất cho các đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh.

Theo Thủ tướng, máy thở là thiết bị quan trọng trong điều trị bệnh về phổi nói chung và đặc biệt COVID-19, cho nên, Chính phủ sẽ có một chương trình sản xuất máy thở và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh máy thở.

Thủ tướng yêu cầu cả hệ thống chính trị tích cực triển khai mạnh mẽ, toàn diện các giải pháp đến ngày 15/4. Phụ thuộc vào tình hình thực tế, Chính phủ sẽ có chủ trương về vấn đề cách ly xã hội, chúng ta sẽ trở lại cuộc sống bình thường khi kiểm soát tốt hơn dịch, tiến tới sản xuất bình thường. Trên cơ sở tình hình cụ thể dịch bệnh, các cơ quan liên quan có đề xuất cụ thể với Thủ tướng.

Thủ tướng cũng lưu ý các tỉnh, thành thu phí cách ly những người ở tỉnh thành khác đến tỉnh, thành phố mình thì cần phải cân nhắc lại để bảo đảm sự thuyết phục.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/thu-tuong-chinh-phu-chuan-bi-nhanh-cac-kich-ban-neu-co-lan-song-thu-2-lay-nhiem-covid-19-20200406200418659.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cúng tất niên tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa. Trong bữa cơm gia đình có mặt đông đủ, nói chuyện vui, động viên nhau phấn đấu trong năm mới.
  • Đang làm nhiệm vụ, anh Thành phát hiện một bọc tiền bị rơi tại khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai và đã tìm chủ nhân của số tiền trên để trả lại.
  • Khi còn trẻ, Thủ tướng Winston Churchill có một bộ ria rất đẹp. Một hôm, trong một cuộc họp khá đông, một bà đứng lên công kích với một vẻ giận dữ
  • Dậy thì là giai đoạn thay đổi lớn cả về thể xác lẫn tinh thần, trẻ phải học giữ gìn vệ sinh cá nhân, tập làm chủ những hành vi của mình…
  • Hầu hết bệnh nhân nhiễm bệnh qua đường T*nh d*c không an toàn, nhưng các bác sĩ vẫn ghi nhận nhiều trường hợp hy hữu mắc bệnh này qua... tay.
  • Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c. Bệnh thường không có biểu hiện ở những giai đoạn đầu nên khó chẩn đoán và điều trị.
  • Năm nay 19 tuổi, em đã đăng ký hiến máu tình nguyện theo phát động của trường.
  • Con em bị té cách đây 2 ngày, trên đầu bị lõm vào một lỗ khoảng 2x2cm, không sưng, không chảy máu. Em đưa bé vào BV huyện khám, các bác sĩ bảo lên BV tỉnh chụp CT scan. Nhà em chưa có ai phải chụp CT bao giờ nhưng nghe nói chụp CT khó chịu lắm, phải vô hóa chất gì đó mới chụp. Bé nhà em sợ lắm, em phải làm sao để trấn an bé? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn ạ! (Bạch Huệ - huetrang…@gmail.com)
  • Con tôi bị bệnh u tuyến thượng thận đã đi chụp phim và BS chỉ định phải mổ. Cho tôi hỏi hiện tại BHYT của con tôi ở Trung tâm cấp cứu 115, nếu tôi muốn đưa cháu đến mổ và điều trị tại BV Nội tiết tố TW hoặc BV Việt Đức thì phải BHYT hỗ trợ được bao nhiêu? Chi phí cho 1 ca mổ là bao nhiêu? Mong sớm được hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn! (Thu Anh - Hà Nội)
  • Chào Mangyte, BS điều trị nghi ngờ tôi bị xơ vữa động mạch vành sau 10 năm bị tiểu đường. BS chỉ định chụp CT mạch vành cản quang. Mangyte có thể cho biết, tôi cần chuẩn bị gì trước khi chụp. Tôi có đăng ký bảo hiểm y tế tại BV quận 1, TPHCM. Tôi muốn chuyển viện đi chụp CT cản quang tại Hòa Hảo. Vậy cho bảo hiểm có thanh toán khoản này? Xin cảm ơn. (Nguyễn Văn Hải, Quận 1, TPHCM).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY