Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thừa Thiên Huế tiến tới loại trừ bệnh sốt rét

Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo triển khai kế hoạch thực hiện chiến lược này đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Mặc dù hiện nay Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng không còn hoạt động độc lập mà đã được sáp nhập vào Trung tâm Kiểm soát bệnh tật từ tháng 5/2018 nhưng địa phương đang phấn đấu tiến tới loại trừ bệnh theo đúng yêu cầu.

Mục tiêu chung tại địa phương là khống chế người dân mắc dưới mức 0,15/1.000 dân, không có trường hợp Tu vong do sốt rét; không còn huyện ở trong giai đoạn phòng chống tích cực, 6 xã vùng sốt rét nặng chuyển qua vùng sốt rét nhẹ và vừa; 13 xã, thị trấn vùng sốt rét vừa và 24 xã, thị trấn vùng sốt rét nhẹ chuyển qua vùng nguy cơ quay trở lại để tạo cơ sở tiến tới loại trừ bệnh năm 2020.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là bảo đảm người bệnh sốt rét và người có nguy cơ mắc bệnh được tiếp cận các dịch vụ chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời; bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả, thích hợp cho người dân sống trong vùng có nguy cơ mắc sốt rét. Loại trừ sốt rét ở huyện Phú Lộc và thị xã Hương Thủy nơi có vùng sốt rét nhẹ, tiến tới ở huyện Phong Điền và huyện Nam Đông; làm giảm mức mắc bệnh sốt rét tại huyện A Lưới và thị xã Hương Trà nơi có 17 xã có bệnh sốt rét nặng và vừa; đến năm 2020 không còn trường hợp mắc sốt rét nội địa và chuẩn bị các thủ tục đề nghị kiểm tra công nhận vào cuối năm 2020. Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát bệnh sốt rét tại các tuyến, bảo đảm đủ khả năng phòng, chống dịch bệnh sốt rét hiệu quả. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét. Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống bệnh sốt rét để người dân chủ động phòng, chống bệnh sốt có hiệu quả cao nhất. Trên cơ sở này, định hướng đến năm 2030 là tiếp tục duy trì thành quả đã loại trừ, chủ động khống chế không để bệnh sốt rét quay trở lại. Để đạt được mục tiêu xây dựng, cùng một lúc phải thực hiện đồng thời biện pháp xã hội, biện pháp chuyên môn kỹ thuật, nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu khoa học, bảo đảm nguồn lực đáp ứng và hợp tác quốc tế.

Xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét gây bệnh (ảnh NVH).

Phải đưa công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương; tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục đa kênh, đa cấp, đa hình thức nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trong việc chủ động tham gia phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét. Tiếp tục nghiên cứu, kiện toàn hệ thống chế độ, chính sách trong công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét, đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương và phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế. Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát bệnh sốt rét tại các tuyến, bảo đảm đủ khả năng phòng, chống dịch bệnh sốt rét hiệu quả. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của người dân, làm biến chuyển hành vi đúng, có lợi sang thói quen tốt, đặc biệt người dân sống ở vùng có nguy cơ cao mắc bệnh sốt rét về các biện pháp phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét; xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên phòng, chống bệnh sốt rét, gắn liền với đội ngũ cộng tác viên y tế thôn, bản và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở xã, phường, thị trấn.

Ưu tiên nghiên cứu về Thu*c điều trị bệnh sốt rét, phác đồ điều trị bệnh sốt rét, biện pháp sử dụng hóa chất phòng chống muỗi truyền bệnh sốt rét thích hợp và hiệu quả cao. Nghiên cứu chỉ số hoạt động của muỗi truyền bệnh sốt rét chính ở các vùng trọng điểm. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng kết quả của nghiên cứu khoa học vào hoạt động phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét. Tăng cường hoạt động chuyển giao, trao đổi kỹ thuật và đào tạo chuyên gia giữa các cơ sở nghiên cứu về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét trong và ngoài nước.

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn vay, nguồn tài trợ và các giải pháp khác để thực hiện kế hoạch. Nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện công tác phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét tại các tuyến; chú trọng đào tạo cho người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi. Bố trí đủ nguồn lực để thực hiện các nội dung biện pháp theo mục tiêu kế hoạch phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét. Củng cố mạng lưới và nâng cao năng lực thông qua tập huấn, xây dựng đội ngũ tuyên truyền. Mở rộng hợp tác quốc tế về phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Sêkông, Xaravan giáp biên giới Lào; tăng cường tìm kiếm hợp tác quốc tế để trao đổi, học tập kinh nghiệm cũng như hỗ trợ kinh phí cho công tác.

Về các biện pháp chuyên môn kỹ thuật mà Thừa Thiên Huế đã thực hiện để tiến tới loại trừ sốt rét, chúng tôi đề cập trong một bài khác.

Theo lộ trình thực hiện chiến lược phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét của cả nước, đến năm 2025 sẽ loại trừ sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum gây bệnh phổ biến dễ dẫn đến sốt rét ác tính và Tu vong; trên cơ sở này tiếp tục loại trừ sốt rét do nhiễm các loại ký sinh trùng khác còn lại gồm Plasmodium vivax, Plasmodium malariae, Plasmodium ovale và Plasmodium knowlesi. Như vậy theo kế hoạch, Thừa Thiên Huế đến năm 2020 sẽ không còn trường hợp mắc sốt rét nội địa, phát hiện và xử trí tốt sốt rét ngoại lai để chuẩn bị các thủ tục đề nghị kiểm tra công nhận loại trừ bệnh sốt rét vào cuối năm; vượt mốc thời gian quy định của quốc gia. Để thực hiện được vấn đề này, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cần triển khai thực hiện các biện pháp đã nêu ở trên một cách tích cực, có hiệu quả mới có thể đáp ứng được những yêu cầu mong muốn trong khi Trung tâm Phòng chống sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng hoạt động độc lập trước đây đã được sáp nhập. Loại trừ sốt rét nhưng không để sốt rét quay trở lại và bị thất bại là điều cần được quan tâm.

TTƯT.BS. NGUYỄN VÕ HINH

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/thua-thien-hue-tien-toi-loai-tru-benh-sot-ret-n156010.html)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà khoa học Italy đã tạo ra một loại muỗi biến đổi gen có thể được sử dụng để vô hiệu hóa những loại muỗi mang mầm bệnh sốt rét.
  • Sự nhầm lẫn này khiến bệnh nhân bị sốt rét ác tính đa phủ tạng, dẫn đến suy thận, suy gan, suy tim và chảy máu trong, rất khó cứu chữa.
  • Bệnh nhân nhiễm HIV, yếu miễn dịch hay yếu khả năng chống nhiễm trùng, dễ bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét.
  • Xương người cổ đại là một trong những vật liệu quan trọng giúp khoa học hiểu thêm về quá trình phát triển của căn bệnh sốt rét
  • Gần đây, phong trào du lịch khám phá vùng rừng núi rất được ưa chuộng từ bắc chí nam. Sự ưa thích này khiến cho người đi khám phá dễ bị mắc bệnh sốt mò.
  • Sốt rét là bệnh gây nên bởi ký sinh trùng Plasmodium truyền từ người sang người, nhưng gần đây các nhà khoa học còn phát hiện Thuốc kháng sinh có đóng góp không nhỏ làm tăng lây truyền bệnh sốt rét.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Các nhà khoa học Đại học London (Anh) đã phát hiện tác dụng điều trị ung thư kết trực tràng của một loại Thuốc chữa sốt rét có tên là artesunate.
  • Tôi ở Lào Cai, gần đây tôi đọc báo thấy nói bệnh sốt mò đang xảy ra ở Yên Bái với số bệnh nhân tăng.
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY