Đối với chúng ta mà nói, ban ngày chính là thời gian "xài năng lượng" và ban đêm chính là thời gian "sạc năng lượng".
Nhưng buổi tối chỉ có thể sạc thêm 50% năng lượng, còn 50% còn lại phải mượn từ sức bền của các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
Đó cũng là lí do khi còn trẻ, chúng ta không cảm thấy gì cả, nhưng đến 40, 50 tuổi thường hay mắc bệnh tật. Bởi vì lúc trẻ cứ mãi vay mượn "năng lượng" từ cơ thể, khiến cơ thể từ bình thường dần dần trở nên yếu ớt.
Người ta thường nói 1 năm có 24 tiết khí, mà trong 1 ngày cũng có 24 tiết khí. Trong đó, 5 giờ là kinh trập. Ý chỉ thời gian các động vật ngủ đông thức dậy.
Động vật thường có linh tính chính xác về khí hậu và tỉnh dậy khi cảm nhận được sự ấm áp đang đến.
Áp dụng cho con người, 5 giờ cũng là thời gian hoàn mỹ để thức giấc.
5 giờ sáng thức dậy, bạn có thể chạy bộ làm ấm cơ thể, hoặc pha cho mình một tách trà, nhâm nhi bữa sáng, để đầu óc dần thanh tỉnh.
Mặc dù thức dậy sớm là một điều khá khó khăn, nhưng chỉ cần bạn có thể ngồi dậy, thay quần áo, đánh răng, và vận động một chút, bạn nhất định sẽ cảm thấy rất nhẹ nhõm.
Trên thực tế, không phải cứ ngủ dậy càng muộn thì càng dồi dào năng lượng. Nó chỉ khiến chúng ta thấy mệt mỏi và lười biếng hơn. Ngoài ra, trong ngày còn thường dễ nóng giận.
Dậy sớm thời gian dài, sẽ có sự thay đổi kì diệu
Một số nghiên cứu được thực hiện bởi các học viện uy tín trên thế giới đã chứng minh lợi ích của việc dậy sớm. Dựa trên kết quả nghiên cứu, các chuyên gia đã tổng kết ra được những lợi ích của việc dậy sớm như sau:
Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên thức dậy sớm đầu óc sẽ linh hoạt hơn, có thể nhanh chóng tập trung vào việc học hay công việc, ít bị mệt mỏi và có nhiều năng lượng hơn.
Một nghiên cứu của Đại học Texas, Hoa Kỳ cho thấy điểm của những sinh viên đại học dậy sớm luôn cao hơn điểm của những sinh viên đại học thuộc loại "cú đêm". Người phụ trách nghiên cứu cho biết, những sinh viên dậy sớm sống có kỷ luật hơn, đến lớp đúng giờ, học tập tích cực và không gặp các vấn đề về sức khỏe do thức khuya gây ra.
Một số nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng những người dậy sớm có đầu óc sáng suốt hơn, lên kế hoạch trước mọi việc và hành động quyết đoán hơn. Họ làm mọi việc hiệu quả, có tổ chức, có mục tiêu rõ ràng và chú ý đến cả những chi tiết nhỏ.
Khi những "cú đêm" còn đang trằn trọc trên giường, những người dậy sớm có thể đã kết thúc buổi chạy bộ vào sáng sớm, ăn sáng và bắt tay vào giải quyết một số công việc cần thiết. Sắp xếp các hoạt động quan trọng trong ngày, bắt đầu lên kế hoạch từ trước và thực hiện chúng kịp thời.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Toronto ở Canada phát hiện ra rằng mọi người ở mọi lứa tuổi, những người dậy sớm đều tích cực hơn, cảm thấy tốt hơn về bản thân và có ý thức về sức khỏe mạnh mẽ hơn.
Người dậy sớm có tính ngăn nắp, hay chuẩn bị trước, ít khi vội vàng, tính tình vui vẻ hơn. Còn những người thích thức khuya dễ bị thiếu ngủ, mệt mỏi, đây cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến trầm cảm.
Một nghiên cứu về tâm lý học của Đại học Sydney cho thấy những người dậy sớm thường thân thiện và có ít "tính cách tiêu cực" hơn.
Người kiểm soát được buổi sáng, sẽ kiểm soát được cuộc sống
Nếu ngay cả việc dậy sớm cũng không làm được, bạn còn có thể trông đợi bản thân vào những việc lớn lao hơn hay sao?
Người xưa thường nói:
"Kế hoạch một ngày nằm ở buổi sáng, kế hoạch một năm nằm ở mùa xuân..."
Khi thức dậy vào buổi sáng, luyện tập thể dục đúng cách, chúng ta có thể cải thiện được tình trạng lưu thông máu và trao đổi chất trong cơ thể.
Ngoài ra, dậy sớm còn là giải pháp để không ngủ gật trong ngày.
Vì nếu bạn dậy muộn, buổi trưa sung sức, buổi chiều còn khỏe, nhưng hay có cảm giác chán nản, vô vị, tạo ra những cái ngáp dài ngáp ngắn vô cớ, mà buổi tối lại chẳng thấy buồn ngủ, nó sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn. Nên muốn phá bỏ nó, hãy dậy sớm!
Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, đi ngủ và thức dậy hợp lí không chỉ giúp bạn duy trì được một cơ thể khỏe mạnh, đồng thời còn giúp bạn làm việc ngày càng hiệu suất hơn!
Thiên Tuyết
Chủ đề liên quan: