1. Không cho con ăn vặt mỗi ngày
Hãy tập cho trẻ thói quen chỉ ăn kẹo bánh vào những dịp đặc biệt. Điều này khiến những đồ ăn vặt trở nên có giá trị.
Nếu để trẻ ăn bánh kẹo, đồ ngọt hàng ngày, chúng sẽ không còn thấy những món ăn đó có giá trị nữa. Chưa kể đến việc bạn sẽ phải tốn tiền cho nha sĩ nếu trẻ ăn đồ ngọt quá nhiều.
2. Để con trả tiền cho những đồ cá nhân của mình
Ảnh minh hoạ |
Trong thế giới người lớn, nếu bạn muốn mua một món đồ, bạn phải trả tiền. Đó là quy tắc. Vậy thì, để con có thể tự lập trong tương lai, bạn phải dạy chúng rằng nếu con muốn mua đồ chơi, đĩa nhạc, hay gà rán KFC... thì chúng phải trả bằng tiền của chính mình.
Hãy để bọn trẻ đóng góp một phần tiền cho những thứ đồ mà chúng yêu thích. Nếu chúng không chấp nhận, tức là chúng không quá cần đến những thứ đó.
3. Mua cho con một chiếc đồng hồ và tập cho chúng tự quản lý thời gian
Trẻ sẽ có trách nhiệm với bản thân hơn nếu biết cách quản lý và sắp xếp thời gian của mình. Bạn không thể luôn có mặt để nhắc chúng tắt tivi, đi học bài hay đã đến giờ đi học.
4. Buộc trẻ đi ngủ đúng giờ
Việc ăn của trẻ đã mệt, việc ngủ của chúng hẳn cũng mệt mỏi với các bậc phụ huynh không kém. Hãy bắt lũ trẻ đi ngủ đúng giờ. Tuy ban đầu có thể trẻ sẽ không thích và chống lại yêu cầu của bạn nhưng rồi chúng sẽ hiểu bạn hoàn toàn nghiêm túc trong việc này.
5. Để con biết cảm giác mất mát
Nếu con bạn làm hư hoặc bị mất một món đồ chơi, đừng tìm cách mua lại cho trẻ. Đây là bài học quý giá về việc giữ gìn đồ chơi cẩn thận.
Còn nếu trẻ quên không làm bài tập về nhà, hãy để con tự đối mặt và lãnh trách nhiệm với cô giáo tại lớp. Việc này sẽ giúp trẻ sống có trách nhiệm hơn.
6. Không giúp con trong mọi việc
Ảnh minh họa |
Khi lớn lên, mọi người ai cũng phải tập cách đối mặt với cả những việc mình không thích. Vì thế, nếu bạn thấy con mình không thích ngồi cạnh một người bạn cùng lớp, không thích một môn học nào đó thì đừng can thiệp và tìm cách giải quyết giúp con. Bạn đang lấy đi cơ hội của con để học được cách đương đầu với những thứ khó chịu. Chúng sẽ buộc tìm ra cách xử lý hoặc chịu thất bại khi lớn lên.
7. Đừng thường xuyên mua cho trẻ những đồ mới nhất và tốt nhất
Tuy có hơi cũ kỹ nhưng những vật dụng của trẻ vẫn còn tốt và dùng được. Hãy dạy trẻ biết ơn và hài lòng với những thứ mà chúng có.
Bên cạnh đó, đây còn là bài học giúp trẻ không mang tâm lý phân biệt giàu nghèo. Nếu cứ quan tâm và mong muốn những vật giá trị lớn, lung linh sẽ khiến cuộc đời chúng có nguy cơ chìm đắm trong nợ nần và bất hạnh.
8. Để con tự nguyện giúp đỡ người khác
Từ những việc nhỏ trong nhà như giúp bà quét nhà, cho đến việc tình nguyện dạy kèm những em nhỏ hơn, hãy tập cho trẻ thói quen giúp đỡ người khác. Điều này sẽ dạy cho chúng biết hướng đến mọi người, sống không vô cảm và có trách nhiệm với xã hội.
Thanh Vy
Theo tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: