Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Thực hư cao dán từ nọc rắn trị phong thấp

Nọc rắn trị phong thấp được cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh công dụng. Với khả năng làm mạnh gân cốt, trị sưng, viêm khớp...

bài Thu*c cao dán từ nọc rắn trị phong thấp được lưu truyền trong dân gian bởi những hiệu quả của mình. vậy trên thực tế thì cao dán từ nọc rắn có những công dụng gì trong điều trị bệnh từ xương khớp nói chung và bệnh phong thấp nói riêng? 

Tác dụng điều trị bệnh từ cao dán nọc rắn

Không có nhiều loài rắn có thể được dùng để làm Thu*c trị bệnh. Đối với các loại bệnh về xương khớp, thì loài rắn có được công hiệu điều trị tốt nhất là rắn hổ mang. Theo y học cổ truyền, cao rắn có những đặc điểm như tính ấm, vị ngọt, hơi mạnh, được xếp vào loại vị Thu*c làm mạnh gân cốt.

Các thầy Thu*c xưa sử dụng gần như tất cả các bộ phận của rắn hổ mang để làm cao trị các bệnh về xương khớp. Với mỗi bộ phận đều có những công dụng riêng.

1. Thịt rắn

Thịt rắn được gọi với tên dân gian là xà nhục, là loại thực phẩm có chứa nhiều acid amin, Protid, với công dụng chữa các bệnh đau nhức thần kinh, xương khớp xưng đau, nhức mỏi chân tay,…

2. Mật rắn

Mật rắn có các công dụng trong việc điều trị các chứng bệnh kinh niên như đau bụng, đau lưng, nhức đầu và đặc biệt hiệu quả khi chữa các chứng xương khớp bị sưng đỏ.

3. Nọc rắn

Nọc rắn là bộ phận có chứa chất độc duy nhất của rắn hổ mang. nọc rắn  thường được ứng dụng trong y học hiện đại ngày nay dưới dạng cao dán hoặc cao bôi ngoài. chuyên trị các chứng viêm khớp, viêm dây thần kinh, thấp khớp.

Để chế tạo các loại cao dán từ nọc rắn hổ mang, người ta thường sử dụng hầu hết các bộ phận của rắn, với mỗi bộ phận đều có công dụng riêng.

Trong Đông y, Cao rắn hổ mang là loại Thu*c được xếp vào bảng đầu với công dụng chữa các bệnh như: Viêm khớp, thấp khớp, tê liệt, đau nhức,…Ngoài các hiệu quả với xương khớp, bài Thu*c này còn được các quý ông ưa chuộng bởi khả năng cải thiện và làm tăng sinh lực phái mạnh.

Y học hiện đại đã có những phân tích cụ thể hơn về các thành phần có bên trong cao rắn hổ mang. Cụ thể, loại cao này có chứa các thành phần Vitamin và các khoáng chất quý hiếm như Canxi, kali, sắt,…, đây là những nguyên liệu để tổng hợp nên Proteoglycan. Đây là hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và đảm bảo cấu trúc của sụn khớp.

Sử dụng cao dán nọc rắn như thế nào để có hiệu quả với bệnh phong thấp?

Cao dán nọc rắn là một trong những phương án điều trị bệnh phong thấp được nhiều người bệnh ứng dụng. dù vậy, không phải trong trường hợp nào, loại cao dán này cũng có thể phát huy được công dụng của mình. người bệnh cần lưu ý các trường hợp cụ thể để sử dụng và tần suất sử dụng cao dán để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh.

1. Cao dán nọc rắn được Đông y khuyên dùng trong các trường hợp bệnh mạn tính với mức độ nhẹ

Cao dán nọc rắn là sản phẩm được chiết xuất từ nọc rắn hoặc có thể là toàn bộ các bộ phận của rắn. theo nhiều chuyên gia y học cổ truyền, loại cao này chỉ phát huy được công dụng của mình trong trường hợp người bệnh mắc các chứng bệnh xương khớp ở mức độ nhẹ.

Trước khi dùng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ có chuyên môn để nhận được sự tư vấn về cách thức sử dụng và tần suất sử dụng sản phẩm.

2. Cao rắn hổ mang nên được sử dụng từ trước khi các nguy cơ mắc bệnh xảy ra

Theo thống kê Dịch tễ tại Việt Nam hiện nay, có hơn 80% người cao tuổi mắc các chứng bệnh nghiêm trọng về khớp, xương. Điều này gây nên những ảnh hưởng chúc năng tương đối nặng nề và làm giảm tuổi thọ của người mắc bệnh.

Cao rắn hổ mang nói chung và cao dán từ nọc rắn nói riêng nếu được sử dụng định kỳ với liều lượng phù hợp có thể giúp hệ thống xương khớp được trơn tru và phòng ngừa các bệnh về xương khớp hiệu quả.

Vì vậy, cao rắn hổ mang nên được sử dụng trước khi các nguy cơ của bệnh phong thấp, bệnh xương khớp có thể xảy ra. thông thường, những người trung niên là đối tượng được khuyên dùng cao nọc rắn để giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khi về già.

3. Hiệu quả của cao dán sẽ phụ thuộc vào tùy cơ địa của mỗi người

Cao dán nọc rắn sẽ có tác dụng tốt hơn đối với những người kiên trì sử dụng đều, đúng tuân thủ liệu trình. ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà hiệu quả sử dụng của cao dán nọc rắn cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định. người sử dụng nên chú ý đến đến độ tập luyện và ăn uống đầy đủ để giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.

4. Lựa chọn cao dán chất lượng và đảm bảo nguồn gốc xuất xứ

Các loại cao dán nọc rắn hiện nay chủ yếu được chiết xuất từ phần nọc và các bộ phận của rắn hổ mang. đây là loài rắn quý hiếm và chủ yếu được nuôi nhân tạo để chế biến nên Thu*c. vì vậy giá thành của các loại cao dán là không hề thấp. bạn nên ưu tiên những loại cao dán chất lượng, đến từ các thương hiệu uy tín trên thị trường.

Những thông tin do Thu*c Dân Tộc cung cấp không có giá trị thay thế những tư vấn và chẩn trị đến từ các bác sĩ có chuyên môn. 

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/thuc-hu-cao-dan-tu-noc-ran-tri-phong-thap)

Tin cùng nội dung

  • Trong y học cổ truyền, củ riềng có vị cay thơm, tính ấm vào hai kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu thức ăn, chữa đau bụng do lạnh,
  • Theo Đông y, khương hoạt vị cay, đắng, tính ôn; vào kinh bàng quang, can và thận. Có tác dụng tán hàn giải biểu, khu phong thắng thấp, giảm đau.
  • Vương bất lưu hành là hạt chín phơi khô của cây mạch lam thái [Vaccaria segetalis (Neck) Garcke]. Cây có ở vùng Trung Quốc. Hiện được nhập sang Việt Nam.
  • Tàm sa trong y học cổ truyền là phân tằm già gần chín có hình thoi, dài 2-3mm, màu nâu đen, mặt ngoài hơi nhăn nheo, chất cứng, mùi hơi hôi.
  • Đau lưng y học cổ truyền gọi là yêu thống, là một trong những chứng bệnh thuộc phạm vi chứng tý.
  • Quả ké đầu ngựa tên Thu*c là thương nhĩ tử. Cây ké đầu ngựa tên khoa học: Xanthium strumarium L. họ cúc (Asteraceae). Ta dùng quả ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) hay toàn bộ phận phơi khô. Bộ phận thường dùng là hạt.
  • Đông y gọi ké đầu ngựa là Thương nhĩ tử. Bộ phận dùng làm Thu*c là quả, thu hái về rửa sạch, phơi khô, sao cháy hết gai bên ngoài, xát bỏ vỏ, giã giập.
  • Y học cổ truyền cho rằng nguyên tắc chữa trị chứng phong thấp cần phải khu phong hòa huyết, thông huyết - tán hàn, trừ thấp, giảm đau, thanh nhiệt, tiêu viêm, an thần...
  • Theo y học cổ truyền bệnh phong thấp là do cơ thể yếu đuối bị “Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt” thừa cơ xâm nhập kinh lộ, cơ nhục, khớp xương, làm tổn thương huyết mạch và tâm,
  • Xương sông trong Đông y gọi là thiên danh tinh, tên khoa học là Blumea myriocephala, họ cúc Asteraceae. Xương sông thường mọc hoang hoặc trồng nhiều ở nước ta. Xương sông là loại rau được ưa chuộng làm món ăn, gia vị và làm Thu*c.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY