Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Thực phẩm bé nên ăn và nên tránh khi bị tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, thậm chí, có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm tới tính mạng

1. Nguyên nhân gây bệnh

     Có hai hình thức tiêu chảy ở bé là cấp tính và mãn tính.

     Bệnh tiêu chảy xảy ra bởi một số nguyên nhân: Thay đổi trong chế độ ăn uống khiến cơ thể bé chưa kịp thích nghi hoặc nhiễm trùng đường ruột:

     Nhiễm trùng xảy ra bởi virut, vi khuẩn hay ký sinh trùng. Nhiễm trùng với Rotavirut là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Loại tiêu chảy này có thể hoàn toàn biến mất trong vòng từ 3 tới 10 ngày. Bé từ 6 tới 32 tuần tuổi nên được tiêm một loại vac-xin có tên Rotateq để phòng ngừa bệnh. Ngoài ra, bé có thể bị nhiễm vi khuẩn do tiếp xúc với thức ăn, nước uống bị ô nhiễm hay chạm vào những vật dụng có vi khuẩn sau đó chạm tay vào miệng.

     Ngoài ra, tiêu chảy có thể do một số nguyên nhân khác như:

     - Bé nhạy cảm với thực phẩm, dị ứng với thức ăn

     - Uống quá nhiều nước ép trái cây

     - Ngộ độc thức ăn

     Tiêu chảy làm thay đổi sự cân bằng giữa nước và muối (chất điện giải) trong cơ thể. Khi bé bị tiêu chảy, nước và chất điện giải sẽ mất đi với số lượng lớn dẫn tới cơ thể bị mất nước. Mất nước xảy ra rất nhanh ở bé, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, sau một tới hai ngày nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, bé có thể bị ảnh hưởng tới tính mạng.

2. Những dấu hiệu của bệnh tiêu chảy

     - Ít đi tiểu hơn.

     - Khó chịu, khô miệng.

     - Buồn ngủ, ngủ lịm.

     - Da không có sức đàn hồi nhanh.

     Bé dưới 6 tháng tuổi có đi kèm những triệu chứng khác như:

     - Sốt trên 38 độ C.

     - Đau bụng.

     - Phân có máu, thay đổi màu.

     - Hôn mê, ói mửa…

3. Những loại thực phẩm sau đây có thể hạn chế tiêu chảy cho bé

     - Chuối (giúp phân đặc hơn).

     - Ngũ cốc.

     - Sữa mẹ hoặc sữa công thức.

     - Bánh mỳ nướng.

     - Cà rốt nấu chín.

     - Mỳ.

     - Khoai tây nấu chín.

     - Táo không đường (giúp cơ thể giữ nước và cung cấp một số chất dinh dưỡng).

     - Nước ép nho trắng..

4. Thực phẩm nên tránh

     - Sữa bò: bé nên uống sữa đậu nành bởi cơ thể dễ hấp thu hơn so với các loại sữa khác.

     - Tất cả các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua).

     - Nước trái cây anh đào, mơ, lê.

     - Nước táo ép: Táo tốt cho việc hạn chế tiêu chảy, tuy nhiên nước táo ép lại chứa một loại đường tự nhiên có tên là Sorbitol làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.

     - Đậu Hà lan.

     - Nước ép mận hay mận khô.

5. Một số lưu ý khác

     - Cho bé bú: Các chuyên gia cho biết, mẹ cho bé bú sữa trong khi đang bị tiêu chảy sẽ giúp bé phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu cho con bú, các bà mẹ không nên uống nước có ga hay đồ uống chứa caffein.

     - Bổ sung nước uống cho bé: Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, uống nước có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng nề hơn. Tuy nhiên đó là suy nghĩ hoàn toàn sai bởi trong giai đoạn này, cơ thể bé đang bị mất nước.

     - Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ: Nên rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước bữa ăn để tránh lây lan vi khuẩn qua đường tay chân.

     - Đưa trẻ đến gặp bác sỹ nếu trẻ có những dấu hiệu không bình thường.

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5c2ef7a876801b778d79a0b2)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY