12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật lành mạnh làm giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của COVID-19

Mặc dù các tình trạng chuyển hóa như béo phì và tiểu đường type 2 có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc COVID-19, cũng như tăng nguy cơ gặp các triệu chứng nghiêm trọng sau khi mắc bệnh, tác động của chế độ ăn uống đối với những nguy cơ này vẫn chưa được biết rõ.

Thực phẩm có nguồn gốc thực vật lành mạnh làm giảm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của COVID-19.

Trong một nghiên cứu gần đây do các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts (MGH), Hoa Kỳ dẫn đầu và được công bố trên tạp chí Gut, những người có chế độ ăn dựa trên thực phẩm có nguồn gốc thực vật lành mạnh có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 thấp hơn trên cả hai phương diện.

Tác động có lợi của chế độ ăn uống đối với nguy cơ mắc COVID-19 dường như đặc biệt có liên quan đến những người sống ở các khu vực kinh tế xã hội thiếu thốn cao.

Jordi Merino, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Các báo cáo trước đây cho thấy dinh dưỡng kém là một đặc điểm chung giữa các nhóm bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhưng dữ liệu về mối liên hệ giữa chế độ ăn uống với nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của COVID-19 còn thiếu".

Đối với nghiên cứu này, Merino và các đồng nghiệp của ông đã kiểm tra dữ liệu của 592.571 người tham gia Nghiên cứu về triệu chứng COVID-19 dựa trên điện thoại thông minh.

Những người tham gia sống ở Anh và Mỹ, họ được tuyển chọn từ ngày 24 tháng 3 năm 2020 và theo dõi cho đến ngày 2 tháng 12 năm 2020. Khi bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia hoàn thành một bảng câu hỏi hỏi về thói quen ăn uống của họ trước đại dịch.

Chất lượng chế độ ăn uống được đánh giá bằng cách sử dụng điểm số trong chế độ ăn dựa trên thực vật lành mạnh nhấn mạnh đến các loại thực phẩm thực vật lành mạnh như trái cây và rau quả.

Trong quá trình theo dõi, 31.831 người tham gia đã phát triển COVID-19. So với những người ở nhóm thấp nhất về điểm số chế độ ăn, những người ở nhóm cao nhất có nguy cơ phát triển COVID-19 thấp hơn 9% và nguy cơ phát triển COVID-19 nghiêm trọng thấp hơn 41%.

Tác giả Merino nói rằng: “Những phát hiện này nhất quán trong một loạt các phân tích độ nhạy đối với các hành vi lành mạnh khác, các yếu tố xã hội quyết định đến sức khỏe và tỷ lệ lây truyền virus trong cộng đồng.

Andrew Chan, đồng tác giả nghiên cứu cho biết “Mặc dù chúng tôi không thể nhấn mạnh đủ tầm quan trọng của việc tiêm phòng và đeo khẩu trang ở những nơi đông người trong nhà, nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các cá nhân cũng có thể giảm nguy cơ mắc COVID-19 hoặc các triệu chứng nghiêm trọng bằng cách chú ý đến chế độ ăn uống của họ”.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ hiệp đồng giữa chế độ ăn uống nghèo nàn và sự thiếu hụt kinh tế xã hội gia tăng với nguy cơ COVID-19 cao hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ hiệp đồng giữa chế độ ăn uống nghèo nàn và sự thiếu hụt kinh tế xã hội gia tăng với nguy cơ COVID-19 cao hơn. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng các chiến lược y tế công cộng nhằm cải thiện khả năng tiếp cận với thực phẩm lành mạnh và giải quyết các yếu tố xã hội quyết định đến sức khỏe sẽ giúp giảm gánh nặng của đại dịch COVID-19.

Tác giả chính Merino nói: “Phát hiện của chúng tôi là lời kêu gọi các chính phủ và các bên liên quan ưu tiên chế độ ăn uống lành mạnh và an sinh xã hội, nếu không chúng ta có nguy cơ mất tiến bộ kinh tế trong nhiều thập kỷ và sự gia tăng đáng kể về chênh lệch sức khỏe”.

Xem thêm:

Ăn chay khác ăn chay trường như thế nào và liệu 2 chế độ ăn này có bị thiếu hụt dinh dưỡng không?

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/thuc-pham-co-nguon-goc-thuc-vat-lanh-manh-lam-giam-nguy-co-va-muc-do-nghiem-trong-cua-covid-19-32014/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY