Công trình nghiên cứu đã xem xét gần 1.000 bệnh nhân mắc hội chứng Lynch - một dạng rối loạn di truyền liên quan đến ung thư dạ dày, ung thư nội mạc tử cung và đặc biệt là ung thư đại trực tràng.
Tất cả tình nguyện viên tham gia được cung cấp một lượng tinh bột kháng hàng ngày, tương đương một quả chuối xanh, trong thời gian trung bình là 2 năm.
Các chuyên gia phát hiện mặc dù nó không làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột nhưng liều lượng này đã làm giảm tới 60% nguy cơ ung thư phát triển ở các bộ phận khác của cơ thể.
Tác dụng này đặc biệt rõ rệt đối với người bệnh ung thư hệ tiêu hóa như thực quản, dạ dày, đường mật, tuyến tụy và tá tràng. Hiệu quả đáng kinh ngạc này được ghi nhận kéo dài trong 10 năm sau khi ngừng sử dụng.
Tinh bột kháng còn được gọi là chất xơ có thể lên men. giáo sư john mathers, chuyên gia dinh dưỡng tại đại học newcastle, nói: "điều này rất quan trọng vì ung thư đường tiêu hóa trên rất khó chẩn đoán và thường không được phát hiện sớm".
Theo giáo sư Mathers, tinh bột kháng có thể được sử dụng dưới dạng chất bổ sung bột và có dạng tự nhiên ở đậu Hà Lan, các loại đậu, yến mạch và các thực phẩm giàu tinh bột khác.
Tinh bột kháng là một loại carbonhydrate không tiêu hóa được trong ruột non, thay vào đó lên men trong ruột già, cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột – hoạt động giống chất xơ trong hệ tiêu hóa. Loại tinh bột này có một số lợi ích và cung cấp ít calo hơn tinh bột thông thường. Tinh bột kháng có trong thực phẩm một cách tự nhiên, nhưng nó cũng có thể được thêm vào như một phần của thực phẩm thô khô hoặc được sử dụng như một chất phụ gia trong thực phẩm chế biến.
Một số loại tinh bột kháng (rs1, rs2 và rs3) được lên men bởi hệ vi sinh vật đường ruột già mang lại lợi ích cho sức khỏe con người thông qua việc sản xuất axit béo chuỗi ngắn, tăng khối lượng vi khuẩn và thúc đẩy vi khuẩn sản xuất butyrate. tinh bột kháng có tác dụng sinh lý tương tự như chất xơ hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng nhẹ và có thể gây đầy hơi.
Ngoài ra, tinh bột kháng có thể làm giảm viêm và thay đổi hiệu quả sự trao đổi chất của vi khuẩn trong ruột của bạn. Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng tinh bột kháng có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa ung thư ruột kết và bệnh viêm ruột.
Giáo sư Mathers nói thêm: "Chúng tôi nghĩ rằng tinh bột kháng có thể làm giảm sự phát triển của ung thư bằng cách thay đổi quá trình chuyển hóa acid mật của vi khuẩn và giảm các loại acid mật làm hỏng ADN của con người. Tuy nhiên, việc này cần được nghiên cứu tiếp".
Hội chứng Lynch hay còn được biết đến là hội chứng ung thư đại trực tràng không polyp di truyền (HNPCC), là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến ung thư đại trực tràng di truyền. Nó cũng làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư cổ tử cung, buồng trứng, dạ dày, đường gan mật (gan/túi mật), hệ tiết niệu, tuyến tụy, não, da, thực quản...
Nguyên nhân của hội chứng gây ra bởi đột biến trên các gene, làm cho các gene này không thể hoạt động bình thường, dẫn tới tích tụ ngày càng nhiều sai sót của ADN mà không được sửa chữa, từ đó gây bệnh ung thư.
Với đặc tính tương tự như chất xơ hòa tan, tinh bột kháng - loại tinh bột không được tiêu hóa khi đi qua ruột non - giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột và tăng sản xuất các axít béo chuỗi ngắn, có lợi cho sức khỏe tiêu hóa như butyrate. nghiên cứu cho thấy loại tinh bột này có tác dụng hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức khỏe tim, giúp kiểm soát đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin... dưới đây là một số thực phẩm giàu tinh bột kháng dễ tìm và cách chế biến để bảo toàn giá trị dinh dưỡng tốt nhất:
Các loại ngũ cốc
Một số loại ngũ cốc tự nhiên, như hạt cao lương và lúa mạch, cung cấp hàm lượng tinh bột kháng cao, đồng thời là nguồn bổ sung tuyệt vời về chất xơ, các vitamin và khoáng chất quan trọng như vitamin B6 và selen.
Trong các loại ngũ cốc quen thuộc, yến mạch được coi là một nguồn bổ sung thuận tiện nhất về tinh bột kháng. 100gr yến mạch nấu chín chứa khoảng 3,6gr tinh bột kháng, cùng nhiều chất chống ôxy hóa. Sau khi nấu chín yến mạch, nên để lạnh khoảng vài giờ hoặc qua đêm để tăng cường lượng tinh bột kháng.
Gạo
Ðây là nguồn bổ sung tinh bột kháng đơn giản nhất trong chế độ ăn hằng ngày. hàm lượng tinh bột kháng trong hạt gạo có thể tăng thêm khi chúng ta làm lạnh cơm sau khi nấu chín. so với gạo trắng, gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ cao hơn, đồng thời cũng dồi dào các vi chất dinh dưỡng hơn, chẳng hạn như phốt-pho và magiê.
Các loại đậu
Sau khi nấu chín bằng cách rang hoặc nướng, mỗi phần đậu 100gr có thể cung cấp 1-5gr tinh bột kháng. Ðậu đen, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu Pinto... đều giàu tinh bột kháng, bên cạnh nguồn chất đạm, chất xơ cũng rất dồi dào.
Khoai tây
Cách chế biến tốt nhất loại củ này là nấu chín và để nguội hoặc làm lạnh trước khi ăn. Cách làm này giúp tăng hàm lượng tinh bột kháng trong khoai tây và cả những dưỡng chất thiết yếu như kali và vitamin C. Ngoài ra, bột khoai tây cũng là một nguồn cung tốt về tinh bột kháng ở dạng cô đặc. Loại bột này thường được dùng như chất tạo độ sánh cho món ăn, hoặc thêm vào thức uống sinh tố, yến mạch và sữa chua. Lưu ý là không hâm nóng khoai tây sau khi đã chế biến, vì dễ làm biến đổi hương vị cũng như tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Chuối xanh
Cả chuối xanh và chuối chín đều là những thực phẩm tinh bột - đường có lợi cho sức khỏe, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất như vitamin B6, vitamin C và chất xơ. Song khi chín, thành phần tinh bột kháng trong trái chuối dễ chuyển hóa thành các dạng đường đơn như fructose, glucose và sucrose. Do đó, tốt nhất là nên ăn chuối lúc còn hơi xanh để hấp thụ tối đa lượng tinh bột kháng bên trong chúng.
Tinh bột bắp
Giống như bột khoai tây, tinh bột bắp cũng là một dạng tinh bột kháng cô đặc, có thể dùng thêm vào món sữa chua hoặc bột yến mạch. Nhìn chung, cách chế biến tốt nhất để tăng cường thành phần tinh bột kháng trong tinh bột bắp là nấu chín và để lạnh trước khi dùng. Theo tài liệu ghi nhận, tinh bột kháng có thể được tiêu thụ an toàn và dung nạp tốt ở mức tối đa 40-45gr/ngày. Nếu dùng hơn mức này, dễ bị tiêu chảy và đầy bụng, do khả năng lên men của vi khuẩn ruột không thể đáp ứng lượng tinh bột kháng quá nhiều cùng lúc.