Sức khỏe hôm nay

Thực phẩm khiến trẻ lùn tịt và còi cọc, bồi bổ bao nhiêu cũng không thể cao lớn

Nhiều người thường lầm tưởng rằng thịt bò khiến trẻ tăng trưởng chiều cao. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm trong thành phần của thịt bò giàu protein, nhưng nếu ăn nhiều sẽ khiến các bé mắc các bệnh về xương khớp nhiều hơn.

Chỉ dùng nước xương nấu cho bé

Không ít bà mẹ cho rằng ninh xương lấy nước để nấu cho bé sẽ cung cấp lượng canxi giúp xương bé cứng cáp và nhanh biết đi hơn.

Tuy nhiên đây lại là thói quen sai lầm, bởi nước ninh xương thực tế chỉ nhiều chất béo, còn canxi vẫn còn lại trong xương vì chất này khó hòa tan trong nước.

Cho trẻ uống nước trái cây quá sớm

Trái cây là thứ rất tốt cho trẻ và bác sĩ cũng không phủ nhận điều này. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu nói rằng: "Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không được dùng bất kì một loại nước ép trái cây nào" và việc cố tình cho trẻ độ tuổi này sử dụng nước ép trái cây sẽ làm giảm lượng sữa mẹ hay sữa bột mà trẻ tiêu thụ được, từ đó giảm các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ bao gồm protein, chất béo, chất sắt.

Đặc biệt, trẻ sơ sinh tiêu thụ quá nhiều nước ép trái cây còn có thể làm chậm quá trình phát triển tự nhiên trong cơ thể.

Nước có gas

Trong thành phần nước ngọt có gas có chứa nhiều chất khiến cho hệ thống xương khớp của trẻ bị giòn và dễ gãy. Bên cạnh đó khi trẻ uống nước nước ngọt có gá trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao hơn bình thường. Ngoài ra, chúng còn là tác nhân gây béo phì, thừa cân, tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp… vô cùng nguy hiểm tới trẻ.

Các bà mẹ nếu muốn trẻ phát triển chiều cao vượt trội thì đừng bao giờ cho trẻ uống nhiều nước ngọt có gas vì thương con như thế chính là hại con đấy.

Mật ong

Nhiều mẹ sẽ rất ngỡ ngàng vì từ trước đên nay,mật ong luôn được coi là loại thực phẩm – dược phẩm “gia truyền” rất tốt có thể chữa trị được nhiều bệnh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên đối với trẻ trong độ tuổi sơ sinh thì mật ong là loại thực phẩm rất nguy hiểm bởi vì mật ong có chứa một số bào tử ngộ độc có thể gây ngộ độc thực phẩm cho trẻ.

Trong khi đó ở độ tuổi này, hệ thống tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn chỉnh các chức năng để có thể đối phó với các bào tử bệnh ngộ độc. Do đó các mẹ tuyệt đối không cho con sử dụng mật ong trong độ tuổi dưới 1 tuổi.

Thịt bò không tốt cho trẻ

Nhiều người thường lầm tưởng rằng thịt bò khiến trẻ tăng trưởng chiều cao. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm trong thành phần của thịt bò giàu protein, nhưng nếu ăn nhiều sẽ khiến các bé mắc các bệnh về xương khớp nhiều hơn. Thịt bò có chứa nhiều chất béo để giúp trung hòa lượng axit dư thừa này, canxi trong cơ thể sẽ được sử dụng vào quá trình điều tiết, ổn định máu, khiến cho nó bị thiếu hụt.

Muối

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ em ăm dặm, không nên cho muối, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Cụ thể, trẻ dưới 1 tuổi chỉ cần nạp vào cơ thể 0,4 gram muối.

Thế nhưng, nồng độ muối này đã có trong sữa mẹ, thế nên mẹ vẫn không cần dùng thêm muối khi chế biến đồ ăn cho trẻ. Bằng không, nếu bổ sung thừa muối sẽ gia tăng áp lực lên thận của trẻ. Sau khi trẻ lớn lên dễ gặp nhiều vấn đề liên quan đến huyết áp.

Sữa bò tươi


Tốt nhất, cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống sữa bò tươi công thức đã được thanh trùng, tiệt trùng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với sữa bò tươi, vắt trực tiếp không nên uống, vì sữa không đảm bảo sạch vi khuẩn, khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa.

Trứng chưa chín kỹ

Trong trứng rất giàu protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào. Thế nhưng, với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên luộc trứng chín kỹ cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn trứng lòng đào, vì ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Đường

Cái tên cuối cùng trong danh sách những thực phẩm không nên cho trẻ ăn chính là đường. Vì đường có thể khiến trẻ bị sâu răng, ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ. Vì vậy, mẹ không nên tập cho trẻ ăn dặm bằng đồ ngọt (bánh ngọt, bánh quy, kẹo,...).

Bỏng ngô làm bằng lò vi sóng


Bỏng ngô lò vi sóng là món ăn nhẹ quen thuộc của trẻ em. Tuy nhiên, bỏng ngô được làm bằng vi sóng có thể giải phóng các hóa chất nguy hiểm. Chúng có chứa perfluorination được sử dụng trong giấy gói thức ăn nhanh, và khi chất này tích tụ quá nhiều có thể gây hại cho sự phát triển của trẻ em và thậm chí có liên quan đến ung thư.

Xúc xích và thịt chế biến

18% nguy cơ ung thư đại trực tràng liên quan đến các loại thịt chế biến. Do đó, chúng ta nên hạn chế thịt đỏ và thịt chế biến để giúp giảm nguy cơ ung thư.

Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su không hề tốt cho trẻ em. Hầu hết kẹo cao su đều chứa lượng đường cao và có thể gây hại cho răng, gây sâu răng. Trong khi một loại kẹo cao su không đường có thể chứa sorbitol gây tiêu chảy. Nhưng điều thực sự nguy hiểm là vô tình nuốt kẹo cao su có thể gây nghẹt thở.

Mì ăn liền


Mì ăn liền được làm chủ yếu từ bột mì tinh luyện, không chứa bất kỳ vitamin thiết yếu và khoáng chất nào, do đó không có giá trị dinh dưỡng mà chỉ là thực phẩm cung cấp có năng lượng thôi.

Năng lượng chủ yếu trong mì tôm là chất béo và tinh bột. Vì thế, bé ăn nhiều thực phẩm này không chỉ đối mặt với nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất xơ, vitamin, chất đạm, khoáng chất… mà lại còn có thể bị béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.

Không chỉ gây hại cho sức khỏe của trẻ, mì ăn liền thậm chí còn không thể cung cấp đủ lượng chất xơ thiết yếu do thường được chế biến từ bột mì tinh luyện.

Ánh Dương

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/cho-con/thuc-pham-khien-tre-lun-tit-va-coi-coc-boi-bo-bao-nhieu-cung-khong-the-cao-lon-28845/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY