Dinh dưỡng hôm nay

Thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa dịch virus Corona

(MangYTe)- Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống đỡ lại những tác nhân nguy hại, ngoài việc rèn luyện thể lực, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng.

Theo Healthline, để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống đỡ lại những tác nhân nguy hại, ngoài việc rèn luyện thể lực, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Healthline đã chỉ ra một số thực phẩm cung cấp nhiều chất chống oxy hóa giúp bảo vệ sự tấn công của các gốc tự do trước khi gây hại cho cơ thể.

Nhóm rau củ quả

Trái cây có múi: chứa nhiều vitamin C giúp cải thiện hệ miễn dịch bằng cách giúp cơ thể tăng cường sản sinh các tế bào bạch cầu và kháng thể chống lại virus và vi khuẩn.

Bưởi chứa nhiều chất giúp bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể. Ảnh: Vitamini.hr

Đơn cử như bưởi là loại trái cây chứa nhiều các chất flavonoid - hợp chất hóa học tự nhiên được tìm thấy để tăng kích hoạt hệ thống miễn dịch. Ngoài ra trong bưởi hàm lượng vitamin C cao nhất trong các loại hoa quả là 95mg/100g ăn được; tiếp đến là kiwi 93mg/100g cao hơn cả chanh, dâu tây, ổi, quýt.

Nhóm quả mọng: như quả nam việt quất, mâm xôi... chứa nhiều chất antocyanozid, chống ôxy hóa cao giúp ngăn ngừa cục máu đông, rối loạn mạch máu. Các chất này còn tham gia chống tăng nhãn áp và đục nhân mắt cũng như hạ thấp lượng đường trong máu... Ngoài quả nam việt quất còn giúp làm chậm tiến trình suy thoái chức năng nhận thức do tuổi tác gây ra.

Bông cải: thường được gọi là súp lơ xanh có nhiều chất kích thích hệ thống miễn dịch lại thêm nhiều betacaroten, vitamin A, C, E glutathione rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, bông cải còn giúp ngăn ngừa sự phát triển bất bình thường của các tế bào có nguy cơ dẫn đến ung thư.

Tỏi, gừng: Trong tỏi có chứa chất allicin là một kháng sinh tự nhiên mạnh, chất ajoen tác dụng ngăn cản sự tạo thành cục máu đông trong động mạch chống đột quỵ cũng như kiểm soát cholesterol trong máu.

Ngoài ra còn chứa selen làm chậm sự oxy hóa tế bào và lão hóa, chất saponinlàm giảm huyết áp và fructose giúp kích thích hệ thống miễn dịch. Tỏi được kết hợp với cây cỏ xạ  hương (húng tây) sẽ làm tăng tác dụng kháng sinh gấp bội và càng dễ tiêu hóa nhóm ngũ cốc.

Cũng như tỏi, gừng chứa các thành phần chống viêm, giảm đau rất tốt.

Giống như cà rốt có nhiều betacaroten là chất chống ôxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa và có thể giảm nguy cơ mắc ung thư.

Nhóm thực phẩm có nguồn gốc động vật

Theo Healthline, các thực phẩm giàu kẽm có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra kẽm có một số tác dụng kháng virus, kẽm cũng góp phần quan trọng đối với một số nhiệm vụ của hệ thống miễn dịch bao gồm chữa lành vết thương. 

Thực phẩm giàu kẽm có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Ảnh: Internet

Một số món ăn giày kẽm như sò chứa tới 13,40mg/100g, lòng đỏ trứng gà có 3,70mg kẽm (zn)/100g , thịt cừu có 2,9 mg/100g, thịt lợn nạc có 2,5mg/100g và thịt bò có 2,2mg/100g...

Ngoài ra, súp gà cũng được cho là món ăn tăng sức đề kháng. Bởi các axit amin cysteine được sản sinh từ thịt gà trong quá trình nấu súp có tác dụng tương tự như Thu*c viêm phế quản acetylcystein, ngăn chặn sự lây lan của tình trạng viêm và giảm triệu chứng cảm lạnh.

HẠ QUYÊN

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/an-sach-song-khoe/thuc-pham-tang-suc-de-khang-trong-mua-dich-virus-corona-886568.html)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY