Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Thuốc có “đình chỉ” thức ăn?

Khi bị bệnh, chúng ta vẫn phải ăn và vẫn phải uống Thuốc. Vậy Thuốc (nhất là Thuốc uống qua đường tiêu hoá) có phải là tác nhân ảnh hưởng tới tiêu hoá?
Yếu tố nào tác động đến tiêu hoá?

Chúng ta vẫn biết thức ăn được đưa vào hệ tiêu hoá và được phân cắt, hấp thu ở hệ cơ quan này. Song, điều mà nhiều người chưa biết là không phải cứ ăn vào thì dưỡng chất ngấm qua ruột vào máu. Thực chất, quá trình tiêu hoá và hấp thu là một quá trình vô cùng phức tạp, cần nhiều yếu tố bảo đảm như sự toàn vẹn về giải phẫu đường tiêu hoá, sự hoàn chỉnh về chức năng mà cụ thể là phải chế tiết đầy đủ axit trong dịch dạ dày, sản xuất đủ các men tiêu hoá ở ruột, tụy và gan và sự bình thường về nhu động...

Sự xuất hiện bệnh lý không còn quá xa lạ với chúng ta và việc dùng Thuốc không phải là một việc ít thấy. Chúng ta vẫn phải ăn và vẫn phải uống Thuốc. Vậy liệu rằng Thuốc có là tác nhân có những ảnh hưởng tới các yếu tố trên? Thuốc, nhất là Thuốc uống qua đường tiêu hoá có ảnh hưởng chút nào tới các quá trình dinh dưỡng hay không? Đó là điều mà mỗi người chúng ta, các bệnh nhân đang được điều trị, thường thắc mắc mong một lời giải đáp.

Và Thuốc ảnh hưởng tới quá trình dinh dưỡng như thế nào?

thức ăn cần được axit dạ dày phân huỷ lớp màng bao quanh, tạo điều kiện để các men tiêu hoá trong dạ dày, ruột, tụy ngấm vào và tiêu hoá thức ăn. Nếu không có axit thì lớp màng này khó bị tiêu huỷ và các men này khó lách được vào tận bên trong tảng thức ăn. Kết quả là thức ăn lâu tiêu, quá trình hấp thu bị giảm xuống.

Tất cả những Thuốc làm giảm hoạt động tiết axit của dạ dày như các Thuốc điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng sẽ dẫn đến chậm tiêu và giảm hấp thu thức ăn, đặc biệt là các thức ăn giàu chất đạm và chất béo như thịt, cá, trứng.

Các Thuốc làm giảm khả năng tiết mật của gan cũng làm giảm khả năng tiêu hoá, nhất là tiêu hoá thực phẩm giàu lipid như dầu thực vật, bơ, sữa, thịt mỡ. Điển hình là các Thuốc hạ sốt, chống viêm loại paracetamol, Thuốc ức chế virut viêm gan b loại lamivudin, Thuốc kháng giáp loại PTU, Thuốc chống ung thư… Nếu chúng ta sử dụng những Thuốc này kéo dài thì sẽ làm tổn thương nghiêm trọng chức năng tế bào gan và do vậy tác động rất lớn tới khả năng hoàn thành nhiệm vụ của hệ thống “ăn uống” này.

Sự hấp thu thức ăn được thực hiện thông qua lớp nhầy bề mặt và các vi nhung mao ruột. Thế nên mọi Thuốc làm băng se niêm mạc đường tiêu hoá hay bao phủ bề mặt chức năng thì sẽ làm giảm vận chuyển và hấp thu các phân tử chất dinh dưỡng. Có thể kể ra đây các Thuốc như smecta sử dụng trong điều trị tiêu chảy; bismut, phosphalugel trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Nên nếu chúng ta cứ sử dụng smecta kéo dài ngay cả khi hết tiêu chảy, lạm dụng phosphalugel chắc chắn sẽ ảnh hưởng dinh dưỡng của cơ thể.

Các Thuốc ức chế hoạt động của hệ thần kinh phó giao cảm hay những Thuốc làm cường giao cảm thì làm giảm đậm độ dịch tiêu hoá và giảm thể tích dịch được tiết ra. Do vậy, khi sử dụng những Thuốc này sẽ gây ra chậm tiêu và kém hấp thu. Các Thuốc điển hình là atropin điều trị ngộ độc hay điều trị các cơn đau co thắt, prostigmin điều trị liệt cơ. Những Thuốc này làm giảm rõ rệt số lượng dịch nước bọt, thể tích dịch ruột nên giảm khả năng phân huỷ thức ăn. Điều này lý giải vì sao những bệnh nhân điều trị nhược cơ lại hay cảm thấy khô miệng, chán ăn.

Các kháng sinh đường ruột làm thay đổi sự cân bằng hệ vi khuẩn ruột. Những kháng sinh này khi sử dụng theo đường uống vừa tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh lại vừa tiêu diệt luôn cả những vi khuẩn chức năng. Nếu sử dụng kéo dài, sử dụng củng cố không đúng phác đồ, lạm dụng Thuốc ở người già và trẻ em có thể gây ra rối loạn tiêu hoá. Cần chú ý tới nhóm Thuốc này như metronidazol, biseptol, kalion, cefixim, cephalexin…

Các Thuốc nhuận tràng, Thuốc xổ, Thuốc tẩy như dầu parafin, glycerin uống, magiê sulfat, natri sulfat, macrogol (forax)... làm tăng nhu động ruột dẫn đến hậu quả là thức ăn qua ruột quá nhanh. Chưa đầy 4 giờ, quá trình lưu thông đã kết thúc, đi tới tận hậu môn. Tốc độ chóng mặt này làm các men tiêu hoá không kịp ngấm vào sâu, các phản ứng phân cắt chưa kịp thực hiện, các công đoạn hấp thu chưa kịp hoàn thành thì thức ăn đã đi... ra ngoài. Định lượng phân lúc này rất giàu dinh dưỡng. Với cơ chế này, các Thuốc trong danh sách không phải là bạn với chức năng hấp thu dưỡng chất.

Ngoài ra, các Thuốc gây tác dụng buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn đều ảnh hưởng tới cảm giác thèm ăn, tới khả năng ăn thực phẩm, làm giảm số lượng thực phẩm đưa vào nên ảnh hưởng trực tiếp và rõ nét tới chức năng cung cấp nhiên liệu cho cơ thể. Đó là một số Thuốc hay gặp như các kháng sinh macrolid, Thuốc trị bệnh nhược cơ, Thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng, Thuốc kháng giáp trạng, Thuốc chống ung thư...

BS. Nhất Đa

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/thuoc-co-dinh-chi-thuc-an-n38884.html)
Từ khóa: thức ănthuốc

Chủ đề liên quan:

thức ăn thuốc

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, để phòng các chứng bệnh được gọi là “yếu S*nh l*” ngoài việc dùng Thu*c, châm cứu, xoa bóp còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống thích hợp.
  • Có thể bạn là một phụ huynh chu đáo, thường đưa con đến trường kèm theo một hộp thức ăn trưa dinh dưỡng mà bạn chuẩn bị sẵn ở nhà.
  • Con tôi 4 tuổi và hay bị dị ứng như dị ứng thời tiết, phấn hoa và cả thức ăn. Dị ứng khác thì tôi có thể phòng ngừa được, nhưng tôi sợ dị ứng thức ăn: tôm, cua, nhộng.
  • Trong những trường hợp nhẹ, việc giảm bớt các thức ăn gây dị ứng trong chế độ ăn cũng có thể đủ để giảm thiểu các triệu chứng dị ứng.
  • Để điều trị dị ứng thức ăn, nếu chỉ là mày đay cấp, nhẹ chỉ cần dùng Thuốc kháng histamin, nặng hơn có khi phải kết hợp với các chế phẩm corticoid.
  • Tại các gia đình trạng ngộ độc thức ăn với triệu chứng buồn nôn, choáng váng, đau thắt vùng bụng. Bài viết này giúp bạn đọc biết cách xử lý cấp cứu người bị ngộ độc thức ăn.
  • Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá, thường do vi khuẩn gây ra trong quá trình cầm nắm, lưu trữ, bảo quản, chế biến.
  • Tôi nghe một số người nói là phải kiêng thức ăn chứa nhiều canxi, không được ăn tôm cua, kiêng uống sữa, kiêng ăn rau muống.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY