Hô hấp hôm nay

Thuốc lào - “sát thủ” giấu mặt

Nhiều người nghĩ Thuốc lào không độc nên hút thoải mái, đến khi phát hiện mắc bệnh ung thư mới giật mình muốn bỏ Thuốc thì đã quá muộn.

Trung bình mỗi ngày khoa Thăm dò và phục hồi chức năng, BV Lao và bệnh phổi T.Ư tiếp nhận khám cho gần 200 bệnh nhân. Trong đó 85% bệnh nhân mắc các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và bệnh ung thư (K) được xác định nguyên nhân có liên quan đến hút Thuốc lá, Thuốc lào.

Thăm khám cho bệnh nhân bị COPD tại BV Lao và Phổi T.Ư

Ông Nguyễn Văn Ninh, 59 tuổi (Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội) đang điều trị bệnh COPD cho hay, trước kia mỗi ngày ông “bắn” khoảng 20 điếu Thuốc lào. Sau một thời gian dài, ông thấy sức khỏe suy kiệt, ho nhiều, khạc đờm, khó thở kéo dài… nên đi khám. Kết quả, ông Ninh mắc bệnh COPD giai đoạn 3 - giai đoạn bệnh nặng. Hiện nay, ông đã cai nghiện Thuốc lào thành công. Sau một năm cai Thuốc, sức khỏe ông khá hơn, tăng cân nhẹ và nhất là không còn ho và khó thở như trước nữa.

Theo một nghiên cứu của BV Lao và bệnh phổi T.Ư, 85% số người mắc bệnh COPD nhập viện có tiền sử hút Thuốc lá, Thuốc lào. Báo động đặc biệt là số người hút Thuốc lá thụ động mắc các bệnh về đường hô hấp cũng tăng từ 1,2-1,5 lần.Ông Nguyễn Văn Nguyên, 63 tuổi (Văn Hưng, Hưng Yên) cũng mắc bệnh COPD giai đoạn 3 vì hút Thuốc lào. Ông Nguyên tâm sự:

“Dân quê chúng tôi đi làm buồn thì hay mang theo cái điếu cày. Nghĩ hút Thuốc lá vừa độc lại vừa đắt nên chuyển qua hút Thuốc lào. Có ngờ đâu Thuốc lào cũng độc không kém gì Thuốc lá”.

BS Nguyễn Trọng Thành - Tư vấn viên cai nghiện Thuốc cho biết: “Bệnh nhân đến khám bệnh mắc các bệnh về phổi do hút Thuốc lá và Thuốc lào là không hiếm. Trong đó 40% bệnh nhân tới khám tư vấn bệnh là phụ nữ, trẻ em. Nhiều người là nạn nhân của tình trạng hút Thuốc lá thụ động tại gia đình và nơi công cộng”.

BS Phàm Thị Bích Diệp - Kỹ thuật viên trưởng Khoa Thăm dò chức năng, BV Lao và bệnh phổi T.Ư khẳng định: “Nhiều người dân vì thiếu hiểu biết cho rằng Thuốc lào không có hại như Thuốc lá nên đã hút khá nhiều. Tuy nhiên, thực tế điều trị cho thấy, hút Thuốc lào cũng độc không kém gì Thuốc lá, thậm chí thành phần còn nguy hiểm hơn nếu hút nhiều”.

Để tư vấn cho bệnh nhân là nông dân không hút Thuốc lào cũng như Thuốc lá, từ năm 2010 BV Lao và bệnh phổi T.Ư đã thành lập Câu lạc bộ “Giữ cho lá phổi khỏe mạnh”, thu hút khoảng 4.000 hội viên tham gia. Sau khi được tư vấn và “vạch trần” sát thủ giấu mặt là Thuốc lào, nhiều hội viên là nông dân đã từ bỏ được thói quen này, tập trung điều trị dứt điểm bệnh.

 Theo Minh Nguyệt - Dân Việt
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/thuoc-lao-sat-thu-giau-mat-n9658.html)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh rằng thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng nguy cơ của nhóm ung thư vùng đầu cổ.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Ung thư vùng đầu – cổ thường bắt nguồn từ lớp tế bào gai nằm lót trong bề mặt ẩm ướt ở vùng đầu cổ (ví dụ như trong miệng, mũi, họng), và thường phát triển thành ung thư biểu mô tế bào gai. Ung thư vùng đầu – cổ cũng có thể bắt nguồn từ các tuyến nước bọt, nhưng tương đối ít gặp. Các tuyến nước bọt chứa nhiều loại tế bào có thể ung thư hóa, vì vậy có nhiều dạng ung thư tuyến nước bọt khác nhau.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY