Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Thụy Điển sửa chiến lược chống dịch khác biệt vì nhiều người già qua đời

Dân trí Thụy Điển sẽ điều chỉnh một phần quan trọng trong chiến lược chống Covid-19 sau khi tỉ lệ tỉ vong của tại các nhà dưỡng lão ở quốc gia châu Âu bị xem đã “mất kiểm soát”. Thụy Điển thừa nhận khó đạt được “miễn dịch cộng đồng” Gần 3.000 ca Tu vong, Thụy Điển thừa nhận hậu quả “khủng khiếp” do Covid-19 Ông Trump nói Thụy Điển trả giá đắt vì chiến lược chống dịch khác biệt

Bloomberg đưa tin, chính phủ Thủ tướng Stefan Lofven ngày 12/5 thông báo sẽ chi 2,2 tỷ kronor (gần 224 triệu USD) nhằm tăng số lượng nhân sự nhận nhiệm vụ bảo vệ các công dân lớn tuổi trước đại dịch. Khoảng 2 tỷ kronor khác cũng sẽ được chi để bù đắp cho khoản tiền các chính quyền địa phương đã bỏ ra để ứng phó với dịch trong thời gian qua. 

Giống nhiều nơi khác trên thế giới, Thụy Điển ghi nhận phần lớn số ca Tu vong vì Covid-19 là người cao tuổi. Tuy nhiên, các ý kiến chỉ trích cho rằng nhiều người lớn tuổi có thể sẽ không qua đời nếu chính quyền có nhiều biện pháp với nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất ngay từ đầu.

Hiện Thụy Điển có 26.670 ca Covid-19 và số người ch*t vì dịch là 3.256.

Hồi đầu tháng, Thụy Điển cho biết các công tố viên đã bắt đầu một cuộc điều tra về tỉ lệ Tu vong cao ở các nhà dưỡng lão. Một nửa trong số những người Tu vong vì Covid-19 trên 70 tuổi ở Thụy Điển là ở các nhà dưỡng lão, theo thống kê toàn quốc hồi cuối tháng 4.

Cách tiếp cận của Thụy Điển với Covid-19 đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trên thế giới vì họ áp dụng các phương pháp khá nới lỏng nếu so sánh với các quốc gia châu Âu khác. Thay vào đó, trọng tâm chiến lược của Thụy Điển phụ thuộc vào niềm tin rằng các công dân nước này sẽ có trách nhiệm thực hiện các chỉ dẫn về giãn cách xã hội.

Phòng tập gym, trường học, nhà hàng vẫn mở cửa bình thường trong suốt thời gian qua. Chiến lược này đã giúp nền kinh tế Thụy Điển không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng, nhưng tỉ lệ Tu vong trên 100.000 dân của Thụy Điển vào khoảng 32, trong khi, con số này ở Mỹ là 24 và quốc gia Đan Mạch láng giềng là 9.

Nhà dịch tễ học hàng đầu Thụy Điển Anders Tegnell cho biết cuộc chiến chống Covid-19 là một quá trình dài hạn, đồng nghĩa với những lệnh phong tỏa tạm thời sẽ không có hiệu quả. Ông Tegnell cho rằng khi các lệnh được gỡ bỏ, số ca nhiễm sẽ tăng trở lại.

Tuy nhiên, tuyên bố trên đã gây ra tranh cãi. Đan Mạch, quốc gia ở Bắc Âu, có cách tiếp cận hoàn toàn khác biệt Thụy Điển từ những ngày đầu dịch bùng phát khi họ tiến hành phong tỏa chặt chẽ từ đầu.

Đan Mạch hiện đang trong giai đoạn 2 mở cửa kinh tế nhưng số liệu thống kê gần đây cho thấy tỉ lệ nhiễm virus ở nước này vẫn đang giảm và tỉ lệ Tu vong vì dịch ở Đan Mạch chỉ bằng 1/3 so với Thụy Điển.

Đức Hoàng

Theo Bloomberg

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/the-gioi/thuy-dien-sua-chien-luoc-chong-dich-khac-biet-vi-nhieu-nguoi-gia-qua-doi-20200512171014509.htm)

Tin cùng nội dung

  • Người có tuổi như đèn treo trước gió, cơ thể ngày một yếu dần hơn. Tính tình, khẩu vị cũng bỗng nhiên thay đổi. Chính vì thế, họ cũng cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để hạn chế tối đa, phòng ngừa những bệnh thường dễ xâm nhập.
  • Khi nói đến sữa, đa phần mọi người chỉ quan tâm đến chọn sữa cho trẻ em. Những thắc mắc liên quan đến uống sữa làm sao cho khoẻ cũng chỉ nhằm đến trẻ sơ sinh hay đang tuổi ăn, tuổi lớn mà ít khi lưu tâm đến người già.
  • Mặc dù chỉ chiếm hơn 10% tổng dân số thế giới, nhưng người già lại sử dụng một lượng Thuốc gần tương đương với những người trẻ tuổi. Nguyên nhân là do người già thường mắc đồng thời nhiều loại bệnh và gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe do quá trình lão hóa,
  • Người phụ nữ sinh nở như sự khai hoa nở nhụy. Điều này nói lên việc sinh con bằng cách thông thường qua đường *m đ*o là quá trình S*nh l* bình thường của người phụ nữ.
  • Ngoài nguyên nhân S*nh l*, hiện tượng điếc ở người già còn có liên quan đến việc ăn uống không hợp lý, nếu điều chỉnh có thể đề phòng được.
  • Bố tôi gần đây thường bồn chồn, mất ngủ, chán ăn, không vui vẻ, có suy nghĩ tiêu cực. Nghe nói đây là triệu chứng trầm cảm ở người già.
  • Trầm cảm là rối loạn tâm thần phổ biến nhất ở người cao tuổi. Tuy nhiên, biểu hiện lâm sàng của trầm cảm ở người cao tuổi có những sắc thái riêng.
  • Hội chứng tâm thần mà người có tuổi thường cho biết ở bệnh viện hay hiệu Thu*c là chứng trầm cảm (chiếm khoảng 13-20%).
  • Ông cháu hay bị trướng bụng, mệt mỏi, táo bón liên tục dù đã được ăn với chế độ nhiều rau xanh, mẹ cũng đã thêm khoai lang vào bữa ăn của ông nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.
  • Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh trút hơi thở cuối cùng lúc 12h12 phút tại Bệnh viện Đà Nẵng, sau hơn nửa năm điều trị bệnh rối loạn sinh tủy ở Singapore, Mỹ và Việt Nam.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY