Đến thời điểm hiện tại, Israel là một trong những nước triển khai chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19 nhanh nhất trên thế giới. Vào đầu tháng 6 vừa qua, nhiều hạn chế do coronavirus của nước này đã được dỡ bỏ khi các ca nhiễm mới giảm đáng kể. Nhưng chỉ vài ngày sau, yêu cầu đeo khẩu trang đã được áp dụng trở lại khi số lượng nhiễm trùng mới bắt đầu tăng lên. Dữ liệu cho thấy, khoảng 63% dân số Israel đã được tiêm phòng đầy đủ.
Israel tăng gấp đôi số mũi tiêm vaccine COVID-19 thứ 3 khi các ca nhiễm lập kỷ lục dù phần lớn dân số đã tiêm chủng đầy đủ. |
Các ca nhiễm COVID-19 ở Israel đã tăng mạnh kể từ tháng 7 mặc dù tỷ lệ tiêm chủng cao. Số ca mắc mới hàng ngày trong cả nước đạt mức cao kỷ lục là 12,113 trường hợp vào ngày 24 tháng 8, vượt qua mức cao nhất của tháng 1 là 11,934 ca.
Chỉ vài tháng trước, số ca mắc mới ở Israel đã giảm xuống hai con số, và có những ngày trong tháng 5 và tháng 6 không có ca nhiễm mới nào được ghi nhận.
Mặc dù có mức độ nhiễm trùng đột phá cao, tỷ lệ mắc bệnh nặng và tử vong vẫn ở mức thấp, điều này được cho là do việc triển khai tiêm chủng rộng rãi vaccine ngừa COVID-19.
Vào ngày 30/8 mới đây, 25 trường hợp tử vong đã được ghi nhận ở Israel, khác xa so với mức cao kỷ lục 101 ca vào ngày 20 tháng 1 năm nay. Nhưng số người nhập viện và tử vong đang tăng lên. Ở Israel, vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer được sử dụng phổ biến và tất cả mọi người trên 12 tuổi đều đủ điều kiện tiêm vaccine.
Khả năng miễn dịch của vaccine Pfizer suy giảm sau 6 tháng
Dữ liệu sơ bộ do chính phủ Israel công bố vào tháng 7 cho thấy vaccine Pfizer-BioNTech chỉ có 16% hiệu quả chống lại nhiễm trùng có triệu chứng cho những người đã tiêm hai liều vào tháng 1.
Đối với những người đã được tiêm chủng đầy đủ vào tháng 4, vaccine này có hiệu quả 79% đối với nhiễm trùng có triệu chứng, cho thấy rằng khả năng miễn dịch đạt được thông qua tiêm chủng sẽ suy giảm theo thời gian.
Tuy nhiên, phân tích đã kết luận rằng việc sử dụng vaccine đã cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ chống lại bệnh nặng và nhập viện do COVID-19 gây ra.
Vai trò của liều vaccine COVID-19 thứ 3
Vào cuối tháng 7, Israel bắt đầu cung cấp cho tất cả mọi người trên 60 tuổi liều vaccine thứ ba, một động thái sau đó đã được mở rộng nhanh chóng. Trong suốt tháng 8, chương trình vaccine tăng cường đã dần dần được triển khai cho nhiều người dân hơn và mũi tiêm thứ ba đã có sẵn cho tất cả mọi người trên 30 tuổi.
Người Israel nhận được mũi tiêm nhắc lại phải đợi 5 tháng sau liều thứ hai trước khi họ đủ điều kiện tiêm mũi thứ ba.
Chương trình vaccine tăng cường đã dần dần được triển khai cho nhiều người dân hơn. |
Giáo sư Eyal Leshem, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Sheba, người đang điều trị cho các bệnh nhân ở tuyến đầu của Israel, cho biết trong khi các ca bệnh đang tăng lên, tỷ lệ bệnh nặng vẫn thấp hơn đáng kể. Điều này là bởi hầu hết dân số trưởng thành được tiêm hai liều và hơn một triệu người đã được tiêm liều vaccine thứ ba.
Tỷ lệ bệnh nặng ở những người được tiêm chủng là khoảng 1/10 so với những người chưa được tiêm chủng, có nghĩa là vaccine vẫn có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa bệnh nặng. Những người được tiêm liều tăng cường cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh thấp hơn nhiều.
Đặc biệt ở những người trên 60 tuổi, chiếm hầu hết những người bị bệnh nặng, họ có nguy cơ mắc bệnh nặng do biến thể Delta ít hơn khoảng 4 hoặc 5 lần sau liều thứ hai. Nhưng sau liều vaccine thứ ba, họ ít có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn gấp 10 lần. Điều này là do các kháng thể mới được tạo ra ở những người đã tiêm liều thứ ba của vaccine COVID-19.
Xem thêm:
Bộ Y tế: Đã có bằng chứng COVID-19 có thể lây sang vật nuôi, không nên tiếp xúc
Thanh Thanh
Theo Người đưa tin
Chủ đề liên quan: