Sinh sản , Nữ hôm nay

Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu?

Năm nay em 23 tuổi, đã lập gia đình được 2 năm. Em muốn chích ngừa ung thư cổ tử cung. Vậy em có cần làm xét nghiệm tế bào trước khi chích ngừa hay không?
Và giá một mũi hiện nay là bao nhiêu? (Bạn đọc)

Chào bạn,

Ung thư cổ tử cung là một trong hai dạng ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có 500.000 trường hợp mới mắc và 250.000 trường hợp Tu vong trên toàn cầu.

Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung chưa rõ nhưng nghiên cứu cho thấy có các yếu tố nguy cơ gây ung thư cổ tử cung: nhiễm trùng cổ tử cung bởi vi rút có tên là human papilloma virus (HPV), quan hệ T*nh d*c sớm, có nhiều bạn tình hoặc bạn tình có quan hệ T*nh d*c với nhiều người, hút Thu*c lá, suy giảm hệ thống miễn dịch, sinh nhiều lần, quan hệ T*nh d*c không dùng bao cao su.

Trong các yếu tố nguy cơ, nhiễm trùng cổ tử cung bởi vi rút HPV là quan trọng nhất. Có trên 40 type HPV khác nhau gây bệnh ở cơ quan Sinh d*c, trong đó type 16 và 18 có liên quan nhiều đến ung thư cổ tử cung (mai mốt em lưu ý khi gặp chữ này.

Đây là chữ dùng đúng nhất - ví dụ: “tiểu đường type 2”, không nên dùng típ, càng không nên dùng tuýp, vì chữ này chỉ có nghĩa trong trường hợp “tuýp kem đánh răng”) Các biện pháp phòng chống ung thư cổ tử cung hiện nay gồm: thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung (còn gọi là xét nghiệm Pap) và nếu có nghi ngờ bất thường sẽ tiến hành sinh thiết để chẩn đoán xác định, giảm thiểu các hành vi nguy cơ (hạn chế số bạn tình, quan hệ T*nh d*c dùng bao cao su…) và tiêm phòng vắc xin phòng ngừa HPV (cũng được gọi tên là vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung).

Phụ nữ bắt đầu từ 21 tuổi hoặc bắt đầu có quan hệ T*nh d*c nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất mỗi năm một lần để phát hiện và điều trị các bệnh phụ khoa thường gặp. Trong quá trình khám bác sĩ cũng sẽ tư vấn phòng tránh các bệnh phụ khoa và thực hiện xét nghiệm Pap.

Thời điểm bắt đầu thực hiện xét nghiệm Pap bắt đầu từ tuổi 21, hoặc trong vòng 3 năm sau lần quan hệ T*nh d*c đầu tiên ngay cả đối với người nhỏ hơn 21 tuổi. Thời điểm ngưng không thực hiện xét nghiệm Pap là 70 tuổi.

Tại Việt Nam, có hai loại vắc xin phòng ngừa HPV là Gardasil (phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư *m đ*o và âm hộ do nhiễm vi rút HPV type 6, 11, 16 và 18 được cấp phép sử dụng cho nữ từ 9 - 26 tuổi) và Cervarix (phòng ngừa ung thư cổ tử cung do vi rút HPV type 16 và 18 được khuyến cáo sử dụng cho nữ từ 10 - 55 tuổi).

Liệu trình tiêm chủng của 2 loại đều bao gồm 3 mũi. Nhóm tuổi từ 9 đến 13 là nhóm dân số được hưởng lợi ích nhiều nhất bởi vắc xin phòng ngừa HPV, vì đây là nhóm dân số chuẩn bị bước vào giai đoạn quan hệ T*nh d*c do đó hầu như chưa nhiễm bất kỳ type HPV nào.

Khoảng 30% trường hợp ung thư cổ tử cung không thể phòng tránh bởi các vắc xin phòng chống HPV hiện nay, do đó tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap vẫn cần duy trì cho tất cả các phụ nữ, ngay cả đối với những phụ nữ đã được tiêm ngừa vắc xin HPV.

Gardasil và Cervarix là các vắc xin phòng ngừa HPV, trong khi đó xét nghiệm Pap nhằm phát hiện bất thường cổ tử cung, do đó trước khi tiêm vắc xin phòng ngừa HPV, không cần thiết phải làm xét nghiệm Pap.

Chị em phụ nữ có thể đến các cơ sở y tế sản phụ khoa để được khám phụ khoa định kỳ, làm xét nghiệm Pap và tiêm vắc xin phòng chống HPV như Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản, BV Từ Dũ, BV Hùng Vương, các bệnh viện có chuyên khoa phụ sản…

Chi phí tham khảo cho một mũi tiêm vắc xin phòng ngừa HPV tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản: Cervarix: 850.000đ, Gardasil: 1.300.000đ.

Theo ThS.BS Nguyễn Quốc Chinh - Phụ nữ TPHCM
 Phó giám đốc Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản TPHCM
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/tiem-ngua-ung-thu-co-tu-cung-o-dau-n219804.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY