Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tiêm phòng uốn ván cho thai phụ quan trọng thế nào?

Trong suốt quá trình mang thai, để thai nhi khỏe mạnh người mẹ phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ.

Bên cạnh đó, bà bầu được khuyến cáo tiêm phòng một số mũi tiêm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và em bé sau khi chào đời. Trong đó, là việc làm rất cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ uốn ván ở trẻ sơ sinh và cho mẹ.

Uốn ván, đặc biệt là rốn sơ sinh là một bệnh nặng do độc tố của trực khuẩn (Clostridium tetani) gây nhiễm độc thần kinh trung ương. Trẻ bị rốn có biểu hiện co giật, co cứng toàn thân, dễ ngừng thở, ngừng tim, thậm chí nhanh chóng Tu vong.

Trẻ sơ sinh bị sơ sinh là do nha bào xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ. Nguyên nhân gây sơ sinh có thể kể đến: Do dụng cụ cắt rốn không đảm bảo vô trùng; Do tay người đỡ đẻ không vô khuẩn; Do băng gạc không vô trùng; Do vi trùng xâm nhập qua vết cắt rốn, gây bệnh...Hoặc sau khi sinh, trẻ không được chăm sóc rốn sạch sẽ và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn nên đã bị nhiễm nha bào uốn ván.

Mẹ cần theo dõi lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai.

Vi khuẩn có thể sống trong điều kiện yếm khí. Gặp hoàn cảnh không thuận lợi, nó tạo một lớp vỏ để chống đỡ gọi là nha bào, có thể chịu đựng được nhiệt độ 1200C trong 15 phút, nhiệt độ 900C trong 2 giờ. Cho nên muốn tiêu diệt chúng, phải đun sôi các đồ vật trong 25-30 phút. Nha bào có nhiều trong đất bụi, tá túc ở móng tay, ở trên da và các vật dụng khác như dao, kéo.

Sau khi vi khuẩn vào cơ thể trẻ sơ sinh, chúng thường không làm phát sinh ngay các triệu chứng rõ rệt. Trong thời kỳ ủ bệnh (trung bình 7 ngày, có khi sớm muộn hơn tùy theo mức độ độc tố mà vi khuẩn tiết ra), trẻ sơ sinh vẫn ăn ngủ bình thường, đôi khi hay quấy khóc, sốt nhẹ. Dựa vào khoảng thời gian ủ bệnh, người ta có thể tiên lượng được một phần bệnh nặng hay nhẹ. Thường nếu thời gian ủ bệnh trên 10 ngày thì việc điều trị có kết quả khả quan hơn.

Ở thời kỳ toàn phát, trẻ sốt 38-390C, có khi lên 40-410C, quấy khóc, bỏ bú, miệng chúm chím lại như huýt sáo, hàm cứng càng ngày càng rõ, dần dần xuất hiện co giật và co cứng. Mỗi khi lên cơn co giật, mặt trẻ sơ sinh nhăn lại, miệng chúm chím, sùi bọt mép, 2 tay nắm chặt; nếu cơn giật nhẹ thì da của trẻ sơ sinh vẫn hồng hào, nhưng nếu co giật mạnh liên tục sẽ kèm theo những cơn ngừng thở vì cơ thanh quản co lại, làm cho trẻ tím tái, chân tay lạnh, nhiều nguy cơ đe dọa tính mạng.

Sau cơn co giật là cơn co cứng các cơ, đặc biệt là cơ bụng và cơ lưng, làm cho trẻ sơ sinh có một tư thế đặc biệt: ưỡn cong người, cổ ngả ra sau, 2 cánh tay khép sát người, 2 chân duỗi thẳng. Cơn co giật và cơn co cứng có thể kéo dài hàng phút, nhịp độ của các cơn co có thể mau hay thưa tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Trẻ sơ sinh có thể Tu vong ngay sau một cơn co giật và co cứng mạnh. Trong một số trường hợp bệnh nhẹ, phát hiện sớm và điều trị tích cực, cơn giật tồn tại 10-15 ngày rồi giảm dần và trẻ khỏi bệnh.

Hiện nay, tuy y học đã nghiên cứu được huyết thanh chống và các phương pháp hồi sức hiện đại nhưng việc điều trị chưa có kết quả tốt, tỷ lệ Tu vong vẫn là 80%. Do vậy, tốt nhất vẫn là tiêm chủng để phòng bệnh.

Khi tiêm vắc-xin vào cơ thể người mẹ, sau một thời gian, cơ thể mẹ sẽ sinh ra kháng thể chống và kháng thể này sẽ được truyền sang con. Như vậy, cả mẹ và con sẽ được bảo vệ trong trường hợp bị vi trùng xâm nhập.

Gây miễn dịch rộng rãi cho mọi người bằng vắc-xin uốn ván, nhất là các đối tượng có nguy cơ mắc cao, kể cả những người khi khỏi bệnh uốn ván. Trẻ em dưới 1 tuổi sẽ được tiêm vắc-xin phối hợp phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan b và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib.

Phụ nữ có thai cần có miễn dịch cơ bản bằng 2 liều vắc-xin cách nhau tối thiểu 1 tháng. Liều thứ 2 phải tiêm trước khi sinh 1 tháng. Những lần có thai sau cần tiêm nhắc lại 1 liều trước khi sinh 1 tháng.

Phụ nữ tuổi sinh đẻ cần được tiêm 3 liều uốn ván, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 1 tháng, liều 3 cách liều 2 tối thiểu 6 tháng.

BS. Lê Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/tiem-phong-uon-van-cho-thai-phu-quan-trong-the-nao-n163797.html)

Tin cùng nội dung

  • Nước dừa cũng được dùng để thay thế các sản phẩm sữa, nhất là đối với những người không dung nạp được lactose thì có thể uống nước dừa mà vẫn nhận đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết.
  • Từ xa xưa, con người đã biết những tác động của thời tiết đến sức khỏe. Thai nghén là một tình trạng S*nh l* đặc biệt,
  • Tôi đang mang thai tháng thứ 6 thì phát hiện mình bị viêm gan B. Tôi rất hoang mang không biết em bé có bị ảnh hưởng và nếu có thì phải làm gì thưa bác sĩ?
  • Tôi 36 tuổi, sức khỏe bình thường. Hiện nay tôi thấy nhiều người bị nhiễm virut viêm gan B và nghe nói bệnh này nguy hiểm, rất dễ bị lây nhiễm nên rất lo lắng.
  • Tôi 39 tuổi, gần đây thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Đi khám bác sĩ cho thử máu phát hiện nhiễm virut viêm gan B nên tôi rất lo lắng.
  • Những năm gần đây số thai phụ bị bệnh giang mai ở TPHCM ngày càng nhiều. Giang mai ở thai phụ rất nguy hiểm nhưng nhiều người không đi khám thai để được phát hiện, điều trị sớm.
  • Rối loạn đường tiểu (RLĐT): tiểu nhiều lần, tiểu đêm và tiểu không tự chủ là những chứng bệnh thai phụ thường mắc phải trong quá trình mang thai.
  • Do thay đổi S*nh l*, nội tiết thai phụ khó ăn, nôn mửa, sức đề kháng giảm nên dễ bị đau dạ dày.
  • Chào Mangyte, Cháu muốn sang BV Bạch Mai xét nghiệm máu để biết bệnh Viêm gan B thì chi phí có cao không ạ? Khoảng bao nhiêu ạ? Cháu có bảo hiểm ở BV Tuệ Tĩnh sang đó có được hưởng không ạ? Cháu cảm ơn ạ!
  • Chào Mangyte! Em có tiêm phòng viên gan B ở viện Pasteur mũi thứ 2 vào tháng 12/2013 (giá Thu*c là 120.000 đ). Nhưng do làm mất phiếu tiêm nên khi vào tiêm mũi thứ 3 viện Pasteur không cho tiêm (vì không biết loại Thu*c nào). Cho em hỏi vậy bây giờ em phải tiêm lại từ đầu hay cách nào cho em tiêm được mũi thứ 3 hay không? (Tuyết Hạnh - TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY