Khoa học hôm nay

Tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi như thế nào?

MangYTe - Chính phủ đã có nghị quyết mua 21,9 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 để tiêm ngừa cho nhóm trẻ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi, Bộ Y tế đang triển khai các bước để có thể tiến hành tiêm ngừa cho trẻ. Tiêm làm sao cho an toàn, thận trọng và hiệu quả?

Vắc xin COVID-19 dành cho lứa tuổi 5 đến dưới 12 - Ảnh: Bộ Y tế

Trước khi triển khai tiêm ngừa COVID-19 cho người lớn, có một thông tin mọi người hay truyền tai nhau là COVID-19 ít lây lan ở trẻ em và trẻ em có nhiễm thì bệnh cũng không nặng. Nhưng thực tế không phải như vậy.

Theo báo cáo của sở y tế tp.hcm, những ngày vừa qua, số ca nhập viện tầng 2, tầng 3 đều dưới 100 ca. cụ thể, ngày 6-2, số ca nhập bệnh viện tầng 2, tầng 3 là 35 người, số ca f0 đang cách ly tại nhà là 1.597 người.

Số ca đang điều trị tại bệnh viện tầng 2, 3 là 1.437 người, số trẻ em dưới 16 tuổi đang điều trị tại tầng 2, 3 là 36 trẻ.

Như vậy tính từ đầu mùa dịch đến nay, tổng số trẻ em duới 16 tuổi mắc COVID-19 tại TP là 32.429 trẻ. Số ca COVID-19 T* vong trong ngày 6-2 tại TP.HCM là 4 ca (có 2 ca từ tỉnh khác chuyển đến và đều có bệnh nền). Như vậy số ca T* vong tại TP đến nay là 20.377 ca, trong đó có 48 trẻ em dưới 16 tuổi và 62 phụ nữ mang thai.

Tại Bệnh viện Nhi trung ương, ông Trần Minh Điển, giám đốc bệnh viện, cho biết đến 29 Tết có 12 trẻ tình trạng nặng, phải thở máy tại bệnh viện, trong số này có cả bệnh nhi mắc COVID-19.

Đã tiêm 29 triệu mũi 3

Tính đến sáng 7-2, cả nước đã tiêm gần 182,5 triệu mũi cho người từ 12 tuổi trở lên, trong đó có gần 29 triệu mũi 3. Một chuyên gia nhận xét tiêm chủng đã làm thay đổi cục diện dịch COVID-19 tại Việt Nam với số ca chuyển nặng và T* vong giảm mạnh, trong khi số mắc mới hằng ngày vẫn ở mức cao.

Và khi tỉ lệ tiêm ngừa ở người lớn tăng cao thì có những dấu hiệu dịch chuyển sang trẻ em. những ngày gần đây, mỗi ngày bệnh viện nhi trung ương cũng ghi nhận hàng chục trẻ f0 đến tư vấn, có gia đình 2-3 cháu cùng dương tính.

Trả lời báo chí về triển khai tiêm chủng cho trẻ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay trước tết nguyên đán nhâm dần, bộ trưởng bộ y tế nguyễn thanh long cho biết bộ y tế rất thận trọng, đánh giá toàn diện, thường xuyên tham khảo với tổ chức y tế thế giới (who). who cũng đã chính thức phê duyệt khuyến cáo cho vắc xin pfizer tiêm cho trẻ em 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.

Bộ cũng tham khảo kinh nghiệm của các nước, đến nay đã có 37 quốc gia có kế hoạch hoặc đã triển khai tiêm cho nhóm tuổi 5 đến dưới 12, có quốc gia tiêm toàn bộ trẻ trong độ tuổi, có quốc gia tiêm cho nhóm trẻ nguy cơ cao.

Trước khi triển khai tiêm ngừa cho nhóm 5 đến dưới 12 tuổi, Chính phủ cũng đã giao Bộ Giáo dục - đào tạo, Bộ Y tế tiến hành điều tra xã hội học về mức độ tiếp nhận của cha mẹ và người thân của trẻ với tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19. Vấn đề an toàn cho trẻ được đặt ra hàng đầu.

Theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trước khi triển khai tiêm chủng cho nhóm 5 đến dưới 12 tuổi, chương trình sẽ phối hợp với bệnh viện nhi trung ương triển khai tập huấn lại cho cán bộ tiêm chủng các tuyến.

Khác với các nhóm tuổi đã tiêm chủng COVID-19, các chuyên gia cho rằng trẻ dưới 10 tuổi sẽ ít báo với cha mẹ nếu có phản ứng sau tiêm, đặc biệt nếu phản ứng đó là nhẹ. Vì vậy, hướng dẫn theo dõi sau tiêm cho trẻ sẽ cần bổ sung thêm.

Bên cạnh đó, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cũng sẽ tìm hiểu kinh nghiệm các nước đã triển khai tiêm cho nhóm trẻ 5 đến dưới 12 tuổi, xem các phản ứng sau tiêm hay gặp để có thể có khuyến cáo từ sớm.

Một điểm đáng lưu ý là phản ứng rất ít gặp nhưng khá nặng nề ở nhóm vị thành niên, thanh niên tiêm ngừa COVID-19 là viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim, lại hầu như không gặp ở nhóm tuổi 5 đến dưới 12 được tiêm vắc xin này.

Vắc xin có nắp và nhãn màu cam, liều cơ bản 2 mũi cách nhau 21 ngày

Về vắc xin được sử dụng để tiêm chủng, sẽ tiếp tục sử dụng vắc xin Pfizer nhưng hàm lượng kháng nguyên sẽ chỉ bằng 1/3 so với vắc xin cho lứa tuổi từ 12 trở lên (10mcg kháng nguyên thay vì 30mcg như vắc xin sử dụng thông thường).

Việt Nam cũng dự kiến chỉ nhận vắc xin còn hạn sử dụng từ 3 tháng và sẽ tiêm từ lứa tuổi lớn nhất trong nhóm rồi giảm dần. Với các công việc chuẩn bị trước mắt, các chuyên gia cho rằng nhanh nhất thì tháng 4 tới sẽ bắt đầu tiêm ngừa COVID-19 cho trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi.

Theo thông tin từ website chính thức của Bộ Y tế Việt Nam, vắc xin ngừa COVID-19 dành cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi được đóng nắp và nhãn màu cam, tránh nhầm lẫn với loại nắp và nhãn tím dành cho lứa tuổi 12 trở lên. Liều cơ bản cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi cũng gồm 2 mũi cách nhau 21 ngày.

Chính phủ đồng ý mua 21,9 triệu liều vắc xin Pfizer cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

TTO - Chính phủ vừa ban hành nghị quyết số 14 về việc mua vắc xin phòng COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi.

L.ANH - H.LỘC

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/tiem-vac-xin-covid-19-cho-tre-5-den-duoi-12-tuoi-nhu-the-nao-20220207120839198.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ có sức đề kháng rất kém. Điều này dẫn đến việc thai phụ dễ nhiễm các loại bệnh như: Cảm cúm, ho, sổ mũi, và sốt. Theo ước tính sốt khi mang thai gặp khoảng 15% các trường hợp, nhiều bà mẹ quá lo lắng và không biết hệ lụy của vấn đề trên.
  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Trở lại câu chuyện Bộ trưởng Bộ Y tế và con người liệt sĩ Gạc Ma. Việc ban hành một công văn giúp đỡ con gái liệt sĩ vào đúng thời điểm này cho thấy Bộ trưởng thực sự quan tâm đến những mất mát ở Gạc Ma, và, bà đã thực sự xử sự như một chính khách.
  • Bác sĩ Võ Xuân Sơn đã có những dòng chia sẻ trên trang facebook cá nhân của mình về bức thư của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hồi đáp một tâm thư của cô gái trẻ đang mắc căn bệnh ung thư vú gai đoạn cuối. Suckhoedoison.vn xin gửi tới bạn đọc những chia sẻ của bác sĩ dưới đây.
  • Sau bức tâm thư trên trang Fanpage gửi Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với nguyện vọng được làm việc gần nhà để chăm sóc gia đình...
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY