12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Tiên thiên khí công - phương pháp thở bằng bụng ngăn ngừa nhiều bệnh

Hiện đang có nhiều người tập tiên thiên khí công - một phương pháp thở bằng bụng - với hy vọng có thể giúp ngăn chặn bệnh béo phì, mất ngủ, biếng ăn, thanh lọc cơ thể, điều hòa hệ thần kinh...

Tiên thiên khí công hiểu nôm na là dùng bụng (chỗ đơn điền, dưới rốn độ 3cm) để vận khí, trụ khí, giữ năng lượng và các chất bổ dưỡng của khí trời. Bí quyết vận khí này sử dụng bụng nhiều hơn phổi, nên cũng gọi là phương pháp thở bụng.

Ảnh minh họa

Các động tác vận khí

1. Tĩnh

Tĩnh là giai đoạn đầu tiên của tiến trình vận khí. Động tác tĩnh được thực hiện ở cả ba tư thế: Đứng, ngồi và nằm. Động tác tĩnh, hít vào thật đầy bụng, chứ không để ý đến phổi, phình bụng ra theo hơi thở hít vào, đưa khí xuống rún, đơn điền, nín lại, nhiếp hậu môn lại, ngậm miệng lại, hơi nén thật nhẹ cột khí xuống. Đầu cúi xuống tối đa ở tư thế đứng và ngồi còn tư thế nằm thì chuyển cột khí từ đơn điền lên đầu và ngược lại. Giữ nguyên tư thế này, nhưng bạn chuyển cột khí ở đơn điền lên đầu ra đến trán, chỗ giữa hai chân. Hoặc lên đỉnh đầu, chỗ huyệt bách hội. Khi nào thấy hết chịu được thì chuyển cột khí trở lại đơn điền, ngẩng đầu lên, thở ra bằng miệng cho thật sạch. Làm như vậy từ 5-10 hơi thở.

2. Động

Động là giai đoạn chuyển vận khí đi khắp thân giúp cho huyết mạch lưu thông dễ dàng, giúp điều hòa hệ thần kinh. Động tác này cũng hít vào thật đầy bụng bằng mũi, phình bụng ra, giữ khí ở đơn điền, nén nhẹ xuống, nhiếp hậu môn lại, đầu cúi xuống và ngẩng lên liên tục ở tư thế đứng và ngồi. Còn tư thế nằm thì chỉ cần chuyển vận khí từ đơn điền quanh phần bụng và trả về đơn điền mà thôi. Cần nhớ là khi đầu cúi xuống thì cột khí ở trên đỉnh đầu hoặc trán. Còn khi đầu ngẩng lên thì cột khí trả về đơn điền. Động tác này cũng làm từ 5-10 lần.

3. Hoàn nguyên

Hoàn nguyên tức là trở lại trạng thái bình thường, giữ lại sự quân bình cho cơ thể. Động tác này cũng hít vào bằng mũi thật đầy bụng, phình bụng, đưa cột khí xuống đơn điền, nén nhẹ xuống, nhiếp hậu môn lại, cúi xuống, đưa cột khí lên đỉnh đầu hoặc trán. Ngẩng đầu lên, trả cột khí về đơn điền, thở ra bằng miệng cho thật sạch. Động tác này cũng làm từ 5-10 lần.

Ảnh minh họa

Chú ý: Các tư thế vận khí

1. Đứng

Tư thế đứng, vận động được toàn thân, nên được coi là tư thế tốt nhất. Đứng thẳng người, hai chân dang ra ngang tầm vai cho thân được vững chắc. Hai tay đưa lên, hít vào bụng, đưa xuống đơn điền, nén nhẹ xuống. Sau đó, cúi đầu xuống thật sát, đưa cột khí lên đỉnh đầu hoặc trán. Hai tay đưa về phía sau. Áp dụng tư thế này cho cả ba động tác trên.

2. Ngồi

Có thể ngồi trên ghế hoặc ngồi trên mặt phẳng cũng được. Nếu ngồi trên ghế, hai chân buông thả tự do, hai tay xuôi theo thân người. Còn ngồi trên mặt phẳng thì xếp bằng. Nên lót bên dưới bằng mền len, nỉ loại dày ở cả ba động tác. Thế ngồi vừa tiện lợi vừa có kết quả cao như tư thế thiền định.

3. Nằm

Nằm ngửa thật thẳng, hai tay buông xuôi theo sườn hoạc chấp lên ngực. Hai chân duỗi thẳng hoặc chân này gác lên chân kia cũng được. Mắt nhắm lại để tập trung vào cột không khí đang đi trong cơ thể. Tư thế này toàn thân đều buông xả, chỉ có bộ máy hô hấp và vùng bụng làm việc mà thôi. Bạn nằm trên mặt phẳng hoặc trên nệm phẳng, đầu không nên kê trên gối hoặc bất cứ vật gì khác. Tư thế nằm bạn cũng vận khí qua ba động tác.

Mỗi động tác có tác dụng và ích lợi riêng, nên bạn phải sử dụng cả ba loại động tác trong một lần vận khí. Mỗi lần vận khí bạn chỉ cần từ 15-30 hơi thở, thời gian mất từ 15-30 phút mà thôi. Mỗi ngày ba lần vận khí đều đặn sẽ mang lại lợi ích cho bạn.

Bình Nguyên

Theo tạp chí Sống Khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/tien-thien-khi-cong--phuong-phap-tho-bang-bung-ngan-ngua-nhieu-benh-21850/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY