Câu hỏi trắc nghiệm y học, dược học hôm nay

Tiến triển ở bệnh nhân suy tim?

Bệnh nhân này có tiếng mở van 2 lá, rung tâm trương, dấu hiệu của tăng áp động mạch phổi, chứng tỏ có khả năng lớn là hẹp van 2 lá

CÂU HỎI

Bệnh nhân nữ, 43 tuổi, vào viện vì khó thở khi gắng sức. Bệnh diễn biến được 2 tháng, bệnh nhân thấy mệt mỏi và giảm khả năng làm việc. Cô không đau ngực nhưng có triệu chứng của suy tim độ II theo NYHA. Cô không khó thở khi nằm, và không có cơn khó thở kịch phát ban đêm.Cô bị phù ở quanh mắt cá 2 bên, giảm khi nằm. Cô có 1 con, và không có tiền sử bệnh lý gì. Trên khám lâm sàng, thấy JVP tăng, sóng a cao, tim phải đập ở cạnh ức trái. T1 mạnh, có tiếng clac mở van 2 lá, tiếng rung tâm trương ở tư thế nằm nghiêng trái. Gan to, phù mắt cá chân. Mạch đều, huyết áp 108/60mmHg. Bệnh nhân này có nguy cơ cao tiến triển đến tình trạng nào sau đây?

A. Rung nhĩ.

B. Rối loạn chức năng thất trái.

C. Nhịp nhanh nhĩ đa ổ (chủ nhịp lưu động).

D. Block nhánh phải.

E. Nhịp nhanh thất thể đường ra thất phải.

TRẢ LỜI

Bệnh nhân này có tiếng mở van 2 lá, rung tâm trương, dấu hiệu của tăng áp động mạch phổi, chứng tỏ có khả năng lớn là hẹp van 2 lá. Nguyên nhân thường gặp là do thấp tim, triệu chứng thường biểu hiện sau 2 thập kỷ khởi phát vieemtim. Hẹp van 2 lá thường không có triệu chứng trong nhiều năm nhưng bắt dầu khi có nhịp nhanh, tăng áp lực đổ đầy thất trái hay giảm cung lượng tim( như sốt, kích động, rung nhĩ, thiếu máu, có thai, bệnh lý tuyến giáp) . Vì áp lực nhĩ trái tăng và giãn nhĩ trái, bệnh nhân có nguy cơ cao bị rung nhĩ, tăng áp động mạch phổi và suy tim phải.Nhịp nhanh nhĩ đa ổ thường xảy ra ở bệnh lý nhu mô phổi. Nhịp nhanh thất vị trí gần đường đổ ra thất phải thường không liên quan đến van tim thường xảy ra ở bệnh nhân trẻ và phụ nữ. Bệnh nhân bị hẹp 2 lá thường không có rối loạn chức năng thất trái , mà có rối loạn chức năng thất phải .Block nhánh phải thường không có liên quan tới hẹp van 2 lá.

Đáp án: A.

Nguồn: Internet.


Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tien-trien-o-benh-nhan-suy-tim-48438.html)
Từ khóa: suy tim

Chủ đề liên quan:

suy tim tiến triển

Tin cùng nội dung

  • Ngày 7/7/2015, Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) đã phê chuẩn Thuốc entresto (salcubitril/valsattan) cho điều trị suy tim.
  • Levodopa là Thuốc cơ bản trong điều trị Parkinson. Tuy nhiên, cần thận trọng khi lựa chọn các biệt dược của Levodopa.
  • Chế độ dinh dưỡng ở trẻ mắc các bệnh lý mạn tính đóng một vai trò vô cùng quan trọng, giúp duy trì chức năng sống ở trẻ,
  • Thuật ngữ bệnh cơ tim chu sinh được các nhà lâm sàng tim mạch dùng cho những trường hợp suy tim có liên quan đến thai sản.
  • Suy tim xảy ra khi cơ tim không còn đủ sức để đảm bảo nhu cầu của cơ thể về ôxy ngoại biên nữa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, động mạch và các bệnh toàn thân.
  • Suy tim là trạng thái bệnh lý trong đó cung lượng tim không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể về mặt ôxy trong mọi tình huống sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Suy tim mới nghe là một danh từ rất đáng sợ cho tất cả chúng ta. Tuy nhiên, trên phương diện y học nó không thực sự là vậy.
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Khi bị suy tim bệnh nhân sẽ khó thở (thở nhanh), gan to, phù 2 chi dưới. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân. Do vậy, chế độ ăn nhạt, không ăn muối, uống ít nước là điều quan trọng trong điều trị suy tim.
  • Suy tim là một trong những lý do phổ biến nhất, khiến nhiều người trên 65 tuổi phải vào bệnh viện. Kênh Mạng Y Tế xin cung cấp thông tin cơ bản về suy tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY