Kinh tế xã hội hôm nay

Tiếng dân Chan chứa nghĩa tình “ATM gạo”

(MangYTe) - Tuần rồi ở Hà Nội, “ATM gạo” là câu chuyện được người nghèo Thủ đô nói đến nhiều nhất.

Ý tưởng bắt đầu từ bạn trẻ Hoàng Anh Tuấn (TP Hồ Chí Minh) và anh em PHGLock, cây “ATM gạo” đầu tiên đã được đặt tại Tân Phú, cây “ATM gạo” thứ hai đã được lắp đặt ở Bình Chánh. Ngay lập tức “ATM gạo” đã phát huy tác dụng, dòng yêu thương đã lan tỏa rất nhanh trong cộng đồng.

Bắt đầu từ sáng 11/4, tại Hà Hội, cây “ATM gạo” miễn phí đầu tiên do ông Nguyễn Mạnh Hùng cùng các cộng sự được tổ chức tại Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Người lao động nghèo nhận gạo từ cây ''ATM gạo'' phát miễn phí tại quận Bắc Từ Liêm.

Nhìn dòng người nghèo đến nhận gạo, ông Hùng đã nhanh chóng lắp “ATM gạo” tự động thứ 2 ở Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận Bắc Từ Liêm trên đường Võ Quý Huân, thuộc phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Với “ATM gạo” này, người dân chỉ cần giẫm chân vào nút bấm sẽ nhận được 3kg gạo trong thời gian chưa đầy 3 phút. Số gạo người nghèo nhận được từ chiếc máy phát giúp họ bớt đi nỗi lo về từng bữa ăn hàng ngày giữa mùa dịch Covid-19 đầy khó khăn.

Người ta còn chứng kiến những điều thần kỳ của "ATM gạo", như có chị đi xe SH, đeo túi hàng hiệu bậm môi nhấn nút vài lần, gạo vẫn không ra nhưng sau đó một cháu nhỏ nghèo khổ, chỉ cần nhấn nhẹ, dòng gạo yêu thương lại tuôn chảy. Yêu thương cũng cần trao đúng chỗ!

Những ngày gần đây, trên địa bàn Hà Nội địa chỉ Nhà văn hóa phường Nghĩa Tân và Trung tâm Văn hóa - Thể thao Bắc Từ Liêm được cả “nhà giàu” lẫn người nghèo chia sẻ thông tin. “ATM gạo” đang giúp cho người dân vượt qua những ngày khó khăn nhất trong lịch sử thế giới suốt thế kỷ qua. “ATM gạo” cũng là địa chỉ để những người làm từ thiện có địa chỉ, lặng lẽ đến, trút gạo vào thùng, không cần những tấm ảnh vô cảm.

Có chị tiểu thương chở dăm ba ký gạo sau chiếc xe đạp, tìm lúc vắng người trút vào thùng “ATM gạo”. Lại có những nhà hảo tâm, trong một ngày vài lần đến nơi đặt “ATM gạo”, họ muốn duy trì “dòng gạo yêu thương” chảy suốt 24/24h. Không ai muốn có người dân cơ nhỡ thất vọng ra về, không ai bị bỏ lại sau lưng bị đứt bữa trong những ngày cách ly xã hội.

Để ngày mai tại “Rice ATM”, sẽ có dòng gạo chảy tự động chứa chan bao tấm lòng thân ái, chả cần có sự chỉ đạo hay kế hoạch hành động. “ATM gạo” chính là địa chỉ để con người tìm đến với nhau, chia sẻ, tình yêu thương, đùm bọc nhau vượt qua khó khăn.

Ý tưởng “Rice ATM”, đã nhanh chóng vượt qua khỏi biên giới Việt Nam. “Rice ATM”, không hề “ngạo nghễ” mà lặng lẽ ầm thầm thu hút sự theo dõi của hàng triệu người trên thế giới. “Rice ATM” của Việt Nam đã truyền cảm hứng, thắp lên tia hy vọng tồn tại cho hàng vạn người lang thang, cơ nhỡ, không nằm trong danh sách của các tổ chức cứu trợ.

Các hãng tin lớn trên thế giới Reuters, CNN, SCMP, NHK đều dành những vị trí trang trọng, thời lượng đáng kể để nói về “Rice ATM”. Gõ nhẹ google đã cho 83.700 kết quả trong 0,38 giây, một từ khóa hót nhất trong đại dịch. Bài viết của tác giả Alicia Lee đăng trên CNN, đã có hơn 50 triệu người đọc sau một ngày đăng tải… Báo chí Malaysia, Indonesia cũng đưa tin Bộ Nông nghiệp nước này đang lên kế hoạch đặt máy phát gạo tự động ở các địa điểm.

PHGLock của Hoàng Anh Tuấn vốn là đơn vị chuyên sản xuất khóa vân tay, nhưng trong đại dịch Covid họ đã mầy mò, sáng chế ra những chiếc “ATM gạo” đầu tiên. Chương trình chế tạo 100 “Rice ATM” của PHGLock rất cần sự chung tay của cộng đồng để “Chia sẻ yêu thương - Để không ai bị bỏ lại phía sau”.

Không những TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng mà rất nhiều địa phương khác, đồng bào nghèo cũng đang mong đợi có cây “ATM gạo”, nếu như đại dịch Covid tiếp tục kéo dài.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/tieng-dan-chan-chua-nghia-tinh-atm-gao-381580.html)

Chủ đề liên quan:

ATM gạo hà nội tiếng dân

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY