Ẩm thực hôm nay

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân

Người Sài Gòn ngoài ăn sáng cũng hay ăn vặt. Ăn vặt Sài Gòn có rất nhiều món mà lâu không ăn sẽ “phát điên” vì nhớ. Với tình trạng tiếp tục cách ly thì tín đồ của phá lấu, bột chiên, gỏi khô bò, bánh bèo Huế, chè tiếp tục ở nhà thèm quay quắt.

Chiều đến là thời gian người Sài Gòn bắt đầu nghĩ tới các huyền thoại đã tồn tại vài chục năm qua như một thói quen thật khó bỏ.

Nhớ phá lấu lòng bò chấm bánh mì

Bánh mì chấm phá lấu lòng bò là một gây thương nhớ mỗi khi chiều đến. Giờ đây các hàng quán bán món này chỉ bán mang đi, nhưng cái thú ngồi quán xá ăn món này vẫn thích hơn nhiều, vì bánh mì mới ra lò còn nóng hổi, giòn tan, chấm vào chén phá lấu lòng bò các loại gồm lá mía, tổ ong (dạ dày bò), khăn lông (lá sách), phèo (ruột) vừa mềm vừa giòn, béo ngậy vị cốt dừa, thơm nức mùi cà ri và ngũ vị làm cho những ai ghiền món này lâu lâu phải ăn kẻo nhớ.

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 1

Quận 4 là một trời phá lấu bò với rất nhiều quán ngon

Giang Vũ

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 2

Bánh mì nóng giòn chấm với phá lấu lòng bò

Phá lấu là món ăn gốc Hoa, do người Hoa mang tới Sài Gòn. Nếu tới khu Chợ Lớn, bạn sẽ thấy món phá lấu khá phổ biến và giữ được cách nấu gốc mang từ Trung Hoa sang. Món phá lấu ở đây thường nấu từ lòng heo hoặc lòng vịt, tai heo, ruột heo, có màu đen đen do nấu với nước tương, thậm chí nấu chung cả trứng, thơm mùi quế, hồi, thảo quả, lá nguyệt quế.

Tuy nhiên, món phá lấu lòng bò nấu sệt sệt chấm với bánh mì cùng tên gọi mà vị khác hẳn, có mùi và màu của gia vị cà ri, có nước cốt dừa béo ngậy. Lòng bò các loại được xắt ra từng miếng nhỏ, chấm với nước mắm chua ngọt (tắc hoặc me) ăn kèm cùng bánh mì. Nhiều người cho rằng, món phá lấu kiểu này sinh ra ở Sài Gòn nhờ sự pha trộn của hai nền văn hóa người Hoa Chợ Lớn và người miền Tây?

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 3

Phá lấu quận 4 người Việt nấu, nước dừa béo ngậy

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 4

Phá lấu người Hoa ở quận 11

Nhờ không gian Youtube, giờ đây người ta thỏa thích tìm thấy món phá lấu gốc nơi quê nhà của món này hay ở Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, tuy nhiên, không thể tìm thấy hình ảnh chén phá lấu vàng cam đẹp mắt nấu cùng cốt dừa, với nước mắm ớt đi kèm kiểu Sài Gòn.

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 5

Phá lấu lòng bò ở Trung Quốc, không nấu với nước dừa

Chụp màn hình blogger Trung Quốc, Youtube

Món quà vặt buổi chiều là chén nhỏ phá lấu chấm bánh mì, cay xuýt xoa, vị béo ngậy, phá lấu hầm kỹ hoặc chiên vàng ngon ám ảnh. Nhưng thú lê la ăn hàng giờ còn đâu.

Bột chiên gây nghiện

Người Sài Gòn ăn bột chiên bữa sáng, chiều và tối. Tuy nhiên, bột chiên ăn buổi chiều lúc đi làm về đói bụng là thú vị nhất. Bột chiên cũng là một món gốc Hoa, càng ở gần khu Chợ Lớn thì càng giữ nguyên vị gốc. Nét Hoa đặc trưng của món bột chiên là nằm ở cải xá bấu rắc lên món bột chiên và vị hắc xì dầu. Nếu ở khu người Hoa, bột chiên sẽ có cả thành phần khoai môn, còn những nơi khác, chỉ là bột gạo bình thường.

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 6

Xe bột chiên gần bưu điện quận 5

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 7

Bột chiên (giòn hoặc mềm), đập thêm một hai quả trứng gà, cho tỏi phi thơm lựng và xá bấu xào sơ với hành lá, chan nước tương với ớt bằm và ăn kèm đu đủ bào. Chỉ vậy thôi mà sao vô cùng hấp dẫn. Giờ này chỉ còn cảnh bán mang đi, nhưng ngồi tại quán ăn ngon hơn nhiều vì giữ được độ giòn của miếng bột, ngửi được mùi thơm phức của món ăn này. Mang về, vị ngon chỉ còn một nửa.

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 8

Bột chiên Đức Hoa, chung cư Ngô Gia Tự, quận 10

Bánh bèo Huế kiểu miền Nam

Bún bò Huế và bánh bèo Huế là hai món ăn cực kỳ hợp khẩu vị người Sài Gòn. Chiều đến, rất nhiều người sẽ tìm ăn món này lót dạ trước bữa tối vì một đĩa bánh bèo thì không thể no quá, nước nắm ngòn ngọt, mằn mặn đã là kiểu Sài Gòn, chan vào đĩa bánh gồm bánh bèo, bánh bột lọc, bánh nậm, bánh mì cắt nhỏ chiên giòn, ớt Ba Tri cay xé, miếng chả gói lá chuối thơm lựng.

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 9

Bánh bèo Huế hẻm chợ Bàn Cờ cực kỳ độc đáo với nem nướng (51/88 Cao Thắng, quận 3)

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 10

Nem chua nướng kiểu Huế do chủ quán nghĩ ra khi vào Sài Gòn sinh sống, độc nhất vô nhị

Gỏi khô bò, ngon không chịu được

Sài Gòn có hai nơi có món gỏi khô bò đông người ăn nhất, đó là công viên Lê Văn Tám và gỏi khô bò Nguyễn Văn Thủ. Tín đồ của món này chịu nhất cái nước giấm chan gỏi khô bò chua chua, ngòn ngọt, thơm mùi hoa hồi phảng phất. Vì chua ngọt và thơm nên chỉ cần nghĩ đến đã tứa nước miếng vì thèm.

Gỏi khô bò vẫn bán mang đi, nhưng người Sài Gòn vẫn thích ngồi lê la ở công viên ăn món này, hay chạy vào con hẻm ở Nguyễn Văn Thủ để tìm ăn món gỏi đã bán từ trước 1975, uống kèm nước mía ngọt đã đời cơn khát.

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 11

Gỏi khô bò công viên Lê Văn Tám thời chưa cách ly xã hội

Giang Vũ

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 12

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 13

Gỏi khô bò 76 Nguyễn Văn Thủ (Q1) có từ trước 1975

Chè lạnh, chè nóng, chè sầu riêng, nhớ quá

Trong "cảnh giới" sung sướng đã đời của món ăn vặt thì món chè được người Sài Gòn rất ưa thích. Chè ai cũng nấu được, nhưng người Sài Gòn nấu ở nhà cảm thấy mất công và chưa chắc ngon hơn hàng.

Đặc biệt, những món chè đã trở thành "huyền thoại" thì đố ai mà làm ngon bằng như chè Thái ở Nguyễn Tri Phương (Q.10) hay chè nóng hẻm Võ Văn Tần (quận 3), chè thạch Hiển Khánh.

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 14

Chè Thái sầu riêng quán Ý Phương, đường Nguyễn Tri Phương (Q10)

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 15

Món chè bà ba huyền thoại của quầy chè nóng hẻm 239 Võ Văn Tần (Q3)

Tiếp tục cách ly xã hội, người Sài Gòn nhớ món ăn vặt cả thời thanh xuân - ảnh 16

Chè thạch long nhãn, hạt sen, nhãn nhục của tiệm chè Hiển Khánh (718 Nguyễn Đình Chiểu, Q3)

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/doi-song/tiep-tuc-cach-ly-xa-hoi-nguoi-sai-gon-nho-mon-an-vat-ca-thoi-thanh-xuan-1211974.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte có thể cung cấp bảng giá điều trị hiếm muộn chi tiết của BV Phụ sản quốc tế Sài Gòn? Càng chi tiết càng tốt ạ. Chân thành cảm ơn! (Phan Thị Linh - Long An)
  • Tôi có nghe nói BV Hoàn Mỹ Sài Gòn sẽ tổ chức khám phụ khoa miễn phí vào ngày 8/3 không Mangyte? Nghe bạn bè chia sẻ nhưng chưa biết lịch khám cụ thể thế nào. Kính mong Mangyte cho tôi biết thông tin cụ thể được không ạ? Xin cảm ơn. (Đặng Diễm Hường - TPHCM)
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.