Nhiều người trong chúng ta quen nghĩ về tuổi già theo kiểu “tuổi xế chiều” – hết thời xuân xanh cũng đồng nghĩa mất đi sức khỏe, tuổi già phải sống chung với nỗi lo đau ốm triền miên.
Nhiều người trong chúng ta quen nghĩ về tuổi già theo kiểu “tuổi xế chiều” – hết thời xuân xanh cũng đồng nghĩa mất đi sức khỏe, tuổi già phải sống chung với nỗi lo đau ốm triền miên. Thay vì là một tuổi già lo âu, chi bằng hãy tự tìm lấy niềm vui và biến tuổi già ấy thành tuổi già
hạnh phúc?
Tuổi cao nhưng tinh thần vẫn trẻ
Tại TP.HCM, có một câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh Người cao tuổi quy tụ những tay máy dù ở tuổi quá lục tuần, các lão ông vẫn say mê vác máy ảnh đi cùng trời cuối đất để săn ảnh. Bác Trịnh Đình Thu – thành viên CLB đã chia sẻ: “Khi sinh hoạt tại CLB, chúng tôi lại được sống thoải mái, vô tư với niềm đam mê và những ông bạn già của ảnh nghệ thuật Hà Nội lần thứ 41/2011 với chủ đề “Cảm xúc Hà Nội” mừng kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10), người xem đã sững sờ trước một tác phẩm giành giải của nghệ sĩ Như Hảo, tuổi ngoại thất tuần, một trong những thành viên cao tuổi nhất CLB Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội. Nhưng với ông, tuổi già chưa bao giờ khiến ông phải rời tay máy…
Hay như trường hợp của bác Ngọc Liên, 68 tuổi, tổ trưởng tổ dân phố 39, khu phố 2, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM: vốn là một giảng viên âm nhạc, dù tới tuổi hưu nhưng bác vẫn mở nhiều lớp dạy đàn (đàn organ và một số nhạc cụ dân tộc) cho các em thiếu nhi và cho cả người cao tuổi có niềm đam mê âm nhạc trong khu phố với giá rất rẻ. Nhờ có bác mà “góc văn hóa” của khu phố phong phú hẳn ra.
Rất nhiều CLB người cao tuổi đã được thành lập, từ CLB dưỡng sinh, nhiếp ảnh, mỹ thuật, đến lĩnh vực ca múa nhạc, tin học, thậm chí là khiêu vũ… các cụ đều tham gia rất đông và tích cực. Tuổi cao nhưng nào có nghĩa rằng tinh thần không còn tươi trẻ?
Bí quyết sống vui, sống khỏe thực ra không khó
Theo Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc - nguyên giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TP.HCM thì tuổi già
hạnh phúc nằm ngay trong chính sự kiểm soát của mỗi người. Người cao tuổi cần ý thức rõ sự cần thiết của việc chăm sóc sức khỏe bản thân, thậm chí, phải có một sự chuẩn bị để “chào đón” tuổi già. Để bảo vệ sức khỏe, ngoài việc người cao tuổi cần bắt đầu từ một chế độ dinh dưỡng tốt, kết hợp với hoạt động thể lực, rèn luyện thân thể phù hợp thì yếu tố tinh thần cũng quan trọng không kém.
Hiện nay, tuổi thọ con người ngày càng cao, đời sống cũng có nhiều thay đổi nên người cao tuổi càng cần phải tự tiếp cận thong tin và học tập các kỹ năng mới, cùng việc mở rộng giao tiếp xã hội để luôn cảm thấy mình “bắt kịp thời đại”, tránh các cảm giác bị lạc lõng. Theo lời khuyên của BS. Đỗ Hồng Ngọc thì: “Người cao tuổi mà vẫn có những sinh hoạt tinh thần đều đặn và đầu óc luôn luôn được kích thích, suy nghĩ, tìm tòi như: hát múa, làm thơ, vẽ, học chụp hình, quay phim, đọc sách, học ngoại ngữ, chơi ô chữ, hay tham gia các cuộc thảo luận, làm công tác xã hội… sẽ giữ được tinh thần minh mẫn, tỉnh táo lâu dài. Người già cũng nên tiếp cận internet.Qua internet, người cao tuổi vẫn có thể giao lưu, kết bạn, kết nối các thế hệ”.
Gia đình cũng là một yếu tố rất quan trọng: thường xuyên họp mặt gia đình, cùng nhau ăn tối, chơi đùa cùng cháu nhỏ, trò chuyện với các con để rút ngắn khoảng cách thế hệ… cũng là những việc làm rất cần thiết để giữ cho tuổi già luôn
hạnh phúc!
Một tinh thần tươi trẻ cùng với sức khỏe dẻo dai thì có lẽ nào tuổi già lại là khoảng thời gian kém vui? Trái lại theo một cách nhìn nhận khác, đây chính là thời kỳ viên mãn nhất để thảnh thơi tận hưởng niềm vui trong cuộc sống sau cả một đời vất vả!
THIÊN Ý - GIA KIÊT