Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tìm hiểu tác dụng của cây cam thảo đối với sức khỏe

Cam thảo là loại dược liệu quý đã được sử dụng phổ biến trong chăm sóc sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng của cây cam thảo đối với sức khỏe qua bài viết dưới đây.

Người ta đã tìm thấy nhiều trong cả Đông và Tây y. Điển hình phải kể đến là khả năng giải độc, trị ho, thanh lọc cơ thể, trị tiêu chảy,… Ngoài ra, các loại trà được chế biến từ dược liệu cam thảo còn có mùi vị thơm, ngọt tự nhiên nên được rất nhiều người yêu thích.

1. Cam thảo là gì?

Cây cam thảo còn có tên khoa học là glycyrrhiza glabra, thuộc họ đậu fabaceae. dù có vị ngọt và hương thơm tương tự, nhưng cam thảo không cùng họ với cây thì là và cây hồi.

Cây cam thảo

Cam thảo có xuất xứ từ Tây Á và Nam Âu, chúng được dùng để tạo hương vị trong các loại bánh kẹo, Thu*c lá, phổ biến nhất ở một số nước châu Âu và khu vực Tây Á.

Tại việt nam cam thảo được trồng khá phổ biến để làm Thu*c. rễ cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất để hỗ trợ điều trị bệnh.

2. Những tác dụng của cam thảo với sức khỏe

Cây cam thảo không chỉ được dùng nhiều trong công nghệ chế biến thực phẩm nhờ hương thơm và vị ngọt tự nhiên mà chúng còn được sử dụng trong y học nhờ vào những tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:

+ Làm đẹp, hỗ trợ điều trị các bệnh về da

Không thể phủ nhận những công dụng của cao thảo trong làm đẹp, nhờ chứa hơn 300 hợp chất tốt cho cơ thể, trong đó có một số chất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và kháng cả vi rút rất tốt, rễ cây cam thảo có tác dụng tích cực trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da hiệu quả.

Có tác dụng tích cực trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da hiệu quả

Điển hình như hợp chất glycyrrhizin có mặt trong cam thảo mang đến lợi ích tích cực trong việc chống viêm và kháng khuẩn, vì thế chúng được sử dụng phổ biến để điều trị các bệnh ở da, gồm cả mụn trứng cá và bệnh chàm.

+ Giảm khó tiêu và trào ngược axit dạ dày

Khoa học đã chứng minh, chiết xuất từ rễ cam thảo có khả năng làm giảm các triệu chứng khó tiêu và trào ngược dạ dày thực quản (gerd) - bao gồm cả ợ chua, đau bụng và trào ngược axit.

Chiết xuất từ rễ cam thảo có khả năng làm giảm các triệu chứng khó tiêu và trào ngược dạ dày thực quản

+ Hỗ trợ điều trị loét dạ dày tá tràng

Các vết loét xuất hiện ở dạ dày, thực quản dưới và ruột non thường do loại vi khuẩn h.pylori gây ra. chiết xuất từ rễ cam thảo cùng hợp chất glycyrrhizin có thể giúp điều trị các vết viêm loét này vô cùng hiệu quả.

+ Có đặc tính chống ung thư

Cây cam thảo đã được chứng minh có tác dụng chống lại một số loại bệnh ung thư nhờ vào các hợp chất thực vật có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa cả ung thư.

Các nghiên cứu đã cho thấy chiết xuất từ cây cam thảo và hợp chất flavonoid isoangustone a (iaa) có thể làm chậm cũng như ngăn sự phát triển của tế bào u ác tính ở người như: ung thư vú, ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt và viêm đại trực tràng.

+ Bảo vệ răng lợi

Với khả năng chống viêm, kháng khuẩn cao, rễ cam thảo mang đến hiệu quả vượt trội trong chăm sóc và bảo vệ răng miệng. ngoài ra, chiết xuất từ rễ cam thảo còn có tác dụng chống lại sự gây hại của các loại vi khuẩn khác dẫn đến sâu răng như lactobacillus acidophilus.

Rễ cam thảo mang đến hiệu quả vượt trội trong chăm sóc và bảo vệ răng miệng

+ Làm dịu các tình trạng hô hấp

Chiết xuất rễ cam thảo như chất glycyrrhizin giúp làm dịu đi những cơn hen suyễn và được bổ sung vào các phương pháp điều trị bệnh này. đây là kết quả phân tích dựa trên các nghiên cứu tiến hành trên động vật.

Bên cạnh đó, nhiều cuộc nghiên cứu nhỏ được tiến hành trên cơ thể người và trong ống nghiệm còn cho thấy rằng: trà và chiết xuất từ rễ cam thảo có tác dụng bảo vệ, chống lại các chứng viêm họng và giảm thiểu dấu hiệu đau họng sau khi phẫu thuật.

+ Hỗ trợ điều trị tiểu đường

Mỗi ngày nếu sử dụng chiết xuất rễ cam thảo cũng góp phần vào việc cải thiện lượng đường trong máu và giúp tăng cường sức khỏe của thận.

Sử dụng chiết xuất rễ cam thảo cũng góp phần vào việc cải thiện lượng đường trong máu

+ Giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh dễ xuất hiện các dấu hiệu như bốc hỏa, teo *m đ*o, thay đổi chức năng tim mạch & trao đổi chất hoặc xương khớp trở nên yếu hơn.

Người ta phát hiện ra rằng chiết xuất từ rễ cây cam thảo có tác dụng tích cực trong việc làm giảm bớt tình trạng nóng ở các vùng da cổ, ngực cũng như giảm cảm giác nóng trong người và hay đổ mồ hôi.

+ Hỗ trợ giảm cân

Một kết quả phân tích từ 26 cuộc thử nghiệm lâm sàng gần đây chỉ ra rằng: chiết xuất từ rễ cam thảo có thể giúp làm giảm chỉ số khối cơ thể (bmi) và hỗ trợ giảm cân an toàn, hiệu quả, nhất là những người bị béo phì lâu năm.

+ Trị ho cho trẻ nhỏ

Tác dụng của cam thảo đối với trẻ em có thể kể đến là hỗ trợ điều trị ho hiệu quả. vị của cam thảo ngọt tự nhiên nên rất dễ ăn và uống, vì thế chúng phù hợp và thân thiện với trẻ nhỏ.

Nước cam thảo giúp làm dịu và làm khô cổ họng

Nước cam thảo giúp làm dịu và làm khô cổ họng nên sẽ là loại nước súc miệng rất an toàn. cam thảo cũng được sử dụng nhiều trong các loại trà và siro ho hoặc thậm chí là cho trẻ nhai sống.

+ Hỗ trợ điều trị viêm gan C

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu về công dụng của glycyrrhizin trong hỗ trợ điều trị viêm gan c, nhờ vào khả năng chống vi rút của loại hợp chất này. tuy nhiên, đây cũng là điểm nổi bật khi nhắc đến công dụng của cam thảo đối với sức khỏe, vì đây vẫn là một trong những loại thực vật hiếm mà người ta đã tìm thấy nhiều chất glycyrrhizin trong nó.

2. Một vài lưu ý khi sử dụng cam thảo

Cam thảo là loại dược liệu an toàn cho sức khỏe. tuy nhiên, việc sử dụng với liều lượng như thế nào và tác dụng phụ của chúng cũng là vấn đề mà bạn nên lưu ý:

+ Gây tác dụng phụ nếu như dùng quá liều

Việc phải tiêu thụ một lượng lớn glycyrrhizin từ cam thảo có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất cân bằng chất lỏng và chất điện giải. vì nồng độ glycyrrhizin tăng cao sẽ kéo theo sự gia tăng bất thường của hormone căng thẳng cortisol.

Dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất cân bằng chất lỏng và chất điện giải

Tác dụng của cam thảo tăng huyết áp do hàm lượng kali bị hạ thấp, làm cho các cơ bị suy yếu và nhịp tim không ổn định. thậm chí, tình trạng ngộ độc cam thảo có thể xảy ra, dẫn đến suy thận, suy tim sung huyết hoặc làm phù phổi.

Vì thế, những đối tượng người bị suy tim, huyết áp cao, bệnh thận nên hạn chế dùng các sản phẩm có chứa cam thảo.

+ Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ đang mang thai khi sử dụng nhiều cam thảo có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển não bộ của thai nhi.

Theo bài viết được đăng trên tạp chí dịch tễ học hoa kỳ chỉ ra rằng: những đứa trẻ được sinh ra từ các bà mẹ dùng nhiều các sản phẩm có cam thảo (chứa glycyrrhizin) trong thời gian mang thai có nhiều khả năng bị suy giảm trí não sau này. do đó, các mẹ bầu nên tránh sử dụng cam thảo trong thực đơn ăn uống hằng ngày.

+ Tương tác với các thành phần trong một số loại Thu*c

Trong cam thảo có chứa nhiều hoạt chất giúp hỗ trợ điều trị bệnh. vì thế, việc sử dụng cam thảo ở những người đang dùng Thu*c điều trị có thể làm giảm tương tác cũng như tính hiệu quả của Thu*c. cụ thể là những đối tượng đang dùng Thu*c để chữa bệnh huyết áp, giảm cholesterol, loãng máu,Tr*nh th*i  lợi tiểu và chống viêm (không chứa steroid).

Làm giảm tương tác cũng như tính hiệu quả của Thu*c

Nhìn chung, khi dùng cam thảo chữa bệnh, bạn nên kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. đặc biệt, hãy lưu ý đến liều dùng vừa phải, không uống hoặc dùng lượng lớn cam thảo trong khoảng thời gian ngắn hay sử dụng kéo dài 4 tuần liên tiếp.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết được đối với sức khỏe cũng như những lưu ý trước khi ứng dụng loại dược liệu này vào hỗ trợ điều trị bệnh.

Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tim-hieu-tac-dung-cua-cay-cam-thao-doi-voi-suc-khoe-389557.html

Theo Phụ Nữ Sức Khỏe

Link bài gốc

https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/tim-hieu-tac-dung-cua-cay-cam-thao-doi-voi-suc-khoe-389557.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/tim-hieu-tac-dung-cua-cay-cam-thao-doi-voi-suc-khoe-389557)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.