Theo thống kê, số người mắc chứng rối loạn tâm lý ái kỉ không phải là một số lượng lớn, tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là con số này đang ngày càng tăng lên.
Thế nào được gọi là hiệu ứng tâm lý ái kỉ?
Người mắc hiệu ứng tâm lý ái kỉ là người chỉ quan tâm đến bản thân mình và muốn người khác quan tâm đến bản thân mình. Tuy nhiên, về phía cảm xúc bản thân thì người bệnh lại thiếu sự đồng cảm và chia sẻ với người khác. Khi mắc bệnh, người bệnh có xu hướng đề cao bản thân mình một cách thái quá và có mong muốn người khác cũng sẽ dành cho mình sự ngưỡng mộ và tôn trọng tương tự như thế.
Hiệu ứng tâm lý ái kỉ là một bệnh lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người mắc bệnh |
Bệnh ái kỉ thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn là nữ giới. Bệnh xuất hiện chủ yếu trong độ tuổi thanh thiếu niên hoặc trường thảnh. Bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, làm rối loạn tâm lý của người mắc bệnh nếu không được điều trị kịp thời.
Biểu hiện của người mắc hiệu ứng tâm lý ái kỉ
Người mắc hiệu ứng tâm lý ái kỉ thường có một số biểu hiện như:
- Có hành vi kiêu ngạo, tự cao tự đại.
- Khi giao tiếp thường thiếu sự đồng cảm với mọi người hoặc phớt lờ người khác.
- Có nhu cầu nhận được sự ngưỡng mộ và chú ý từ người khác.
- Là người tự phụ, luôn xem mình là trung tâm của mọi thứ, tự cho mình là người lôi cuốn, hấp dẫn và luôn đòi hỏi từ phía người khác.
- Tích cách của người mắc hiệu ứng tâm lý ái kỉ thường thất thường và luôn tin rằng mình xứng đáng được mọi người xung quanh đối xử đặc biệt.
- Luôn luôn phản ứng gay gắt khi nhận được những lời nhận xét mang tính góp ý thẳng thắng hoặc cảm thấy rất tức giận, xấu hổ khi bị ai đó nhắc nhở hoặc góp ý.
- Có xu hướng lợi dụng người khác để đạt được mục tiêu của mình.
- Thường xuyên đề cập và thổi phồng tài năng cũng như khả năng của mình.
- Phóng đại tầm quan trọng của bản thân.
- Ảo tưởng về sự thành công của bản thân và nhạy cảm quá mức với những thất bại của mình.
- Có biểu hiện ám ảnh về chính bản thân mình một cách ích kỉ.
- Có khuynh hướng phòng vệ mỗi khi hình ảnh bản thân bị đe dọa.
- Có thái độ sống rất hung hăng. Lối sống đôi lúc nguy hiểm, khép kín hoặc hưởng thụ phóng túng, tùy tiện, bừa bãi.
Nguyên nhân của bệnh ái kỉ
Có nhiều lý do được cho là nguyên nhân gây ra bệnh ái kỉ. Tuy nhiên, không một ái có thể khẳng định đâu là nguyên nhân chủ yếu và rõ ràng để trực tiếp dẫn đến hiệu ứng ái kỉ. Trong đó, có thể kể đến một vài nguyên nhân như:
- Do gene di truyền.
- Do môi trường sống mà ở đó mọi người đều ích kỉ, ít chia sẻ, ít tương tác với nhau.
- Do việc tiếp xúc với văn hóa ái kỉ như: Xem phim, đọc sách liên quan đến sự thù địch, ghẻ lạnh và chiến tranh... ở tần sức và mức độ cao.
- Do vấn đề tâm sinh lý thay đổi theo từng độ tuổi.
- Do giáo dục một cách nuông chiều, khen ngợi quá đáng hoặc chỉ trích, ngược đại, bỏ bê...
Điều trị hiệu ứng tâm lý ái kỉ
Cũng như một số bệnh lý tâm lý khác, hiệu ứng tâm lý ái kỉ là một loại bệnh lý rất khó nhận biết và chữa trị vì người mắc bệnh thường không biết mình bị bệnh và không có nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ, chia sẻ từ người khác.
Chưa có một loại thuốc đặc hiệu nào có thể chữa trị hoàn toàn căn bệnh rối loạn nhân cách ái kỉ |
Cho đến hiện nay, không có loại thuốc đặc hiệu nào có thể chữa trị hoàn toàn căn bệnh rối loạn nhân cách ái kỉ. Tuy nhiên, khi được chuẩn đoán là mắc bệnh, người bệnh sẽ được điều trị bằng một số phương pháp chuyên sâu như:
- Khám phá tiềm thức người bệnh, hướng dẫn và định hướng để họ suy nghĩ tích cực hơn.
- Tìm ra nguyên nhân gây bệnh để giúp người bệnh cải thiện hành vi của mình.
- Bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có người mắc bệnh nên dành nhiều thời gian để trò chuyện, chia sẻ và động viên với người bệnh.
- Sử dụng phương pháp nhận thức hành vi để điều trị. Phương pháp này dẫn dắt người bệnh phát hiện ra niềm tin và hành vi không lành mạnh của mình đồng thời thay thế bằng những hành động tích cực hơn.
- Sử dụng thuốc chống trầm cảm trong trường hợp người bệnh có dấu hiệu trầm cảm hoặc lo âu thường xuyên.
- Có chế độ sinh hoạt phù hợp, khoa học, tránh xa mạng xã hội, giảm bớt các tương tác không cần thiết trên mạng xã hội.
- Tập thể thao và các bài tập thể dục có tác dụng ổn định và cân bằng cảm xúc cơ thể như thiền, yoga, thái cực quyền...
Trong chúng ta, ai cũng có khả năng mắc bệnh ái kỉ, vì vậy, mọi người nên dành nhiều thời gian để xem xét và lắng nghe nhu cầu cơ thể của mình để sớm phát hiện và nhận ra các triệu chứng bất thường để có phương hướng điều trị kịp thời.
Như Quỳnh
Theo Tạp chí Sống Khỏe
Chủ đề liên quan: