Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Tìm hiểu về hội chứng suy nhược mạn tính

Được xác định lần đầu tiên vào những năm 1980, hội chứng suy nhược mạn tính (CFS) là tình trạng mệt mỏi suy nhược nghiêm trọng kéo dài.
Chẩn đoán CFS được đưa ra khi người bệnh bị mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài trên 6 tháng và các bác sĩ đã loại trừ những nguyên nhân khác như rối loạn giấc ngủ, thiếu máu hoặc trầm cảm. Người bệnh cũng có các triệu chứng dưới đây:

- Đau họng

- Khó tập trung hoặc chỉ nhớ được trong thời gian ngắn

- Đau khi chạm vào hạch

- Đau cơ

- Đau từ 2 khớp trở lên nhưng không đỏ hoặc sưng

- Đau đầu bất thường

- Giấc ngủ không giúp tỉnh táo lại

- Cảm giác khó chịu hơn bình thường trong khoảng 24 giờ sau tập luyện.

Với CFS, mệt mỏi nghiêm trọng xuất hiện trước các triệu chứng khác, mặc dù nhiều người có triệu chứng giống như cúm trước khi khởi phát mệt mỏi kéo dài.

CFS đôi khi cũng liên quan tới lo âu, hội chứng ruột kích thích và đau xơ cơ.

Nguyên nhân của CFS

Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào có thể xác định chính xác nguyên nhân của CFS. Thay vào đó, các nhà khoa học đặt giả thuyết rằng CFS có thể gây ra bởi một hoặc nhiều nguyên nhân dưới đây:

- Nhiễm trùng: Một số loại vi-rút trong đó có vi-rút Epstein Bar, một số loại vi-rút herpes và phần lớn các retrovirut XMRV có liên quan tới CFS.

- Di truyền: Một số người có thể dễ mắc bệnh vì có nguy cơ di truyền.

- Thần kinh nội tiết: Một sự tương tác phức tạp giữa các dẫn truyền thần kinh và hormon có thể là nguyên nhân gốc rễ của CFS.

- Chấn thương: Sự căng thẳng thể chất liên quan đến chấn thương cũng được coi là một yếu tố góp phần tiềm ẩn.

Các triệu chứng mệt mỏi mạn tính khác nhau giữa các bệnh nhân nhưng đều cản trở công việc và các hoạt động hàng ngày. Bệnh nhân thường bị đau nhức và bị sương mù não khiến cho khó tập trung hoặc ghi nhớ các sự kiện gần đây.

Nếu bạn đã bị kiệt sức trong nhiều tháng và không thể thực hiện các hoạt động thường ngày thì nên gặp bác sĩ. Các nghiên cứu cho thấy gần 80% số người sống chung với CFS chưa bao giờ được chẩn đoán xác định bệnh và không được điều trị, nhưng dữ liệu cũng chỉ ra rằng được chẩn đoán sớm trong vòng 2 năm từ khi phát bệnh có thể là cơ hội tốt nhất để điều trị cải thiện các triệu chứng.

BS Tuyết Mai

(Theo Ever
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tim-hieu-ve-hoi-chung-suy-nhuoc-man-tinh-21685.html)
Từ khóa: suy nhược

Chủ đề liên quan:

hội chứng suy nhược

Tin cùng nội dung

  • Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY