Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Tin nổi bật ngày 12/3

Chiều 12/3, thêm 15 ca mắc COVID-19, có 38 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; Sở Y tế Bình Thuận báo cáo việc hành nghề của thần y Võ Hoàng Yên; cảnh cáo Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Tuyên Quang… là những thông tin nổi bật trong ngày 12/3 được bạn đọc quan tâm.

Thêm 15 ca mới mắc COVID-19

Thông tin từ Bộ Y tế chiều 12/3 cho biết, từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 12/3, Việt Nam ghi nhận 15 ca mắc mới (2536-2550), trong đó có 11 ca nhập cảnh được cách ly ngay tại Đồng Nai.

Như vậy, tính đến 18 giờ ngày 12/3, việt nam đã ghi nhận tổng cộng 2.550 ca mắc covid-19. trong đó có 1.592 ca mắc covid-19 do lây nhiễm trong nước, 899 ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay.

Theo báo cáo của tiểu ban điều trị, ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch covid-19 có 38 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh gồm bệnh nhân 2156, 2201, 2178, 2182, 2194, 2155, 2327, 2312, 2344, 1993, 2154, 2388, 2404, 2084, 2331, 1913, 2351, 2301, 1928, 2383, 2426, 1722, 2158, 1862, 2444, 2437, 2453, 2454, 2164, 2068, 2354, 2355, 2505, 2506, 2507, 1763, 1659, 2452.

Đến nay, việt nam đã chữa khỏi 2.086 bệnh nhân; ghi nhận 35 ca Tu vong liên quan đến covid-19 trên nền bệnh lý trầm trọng. trong số những bệnh nhân đang được tiếp tục điều trị tại các cơ sở y tế, 48 người có kết quả xét nghiệm âm tính lần một với sars-cov-2, có 48 người âm tính lần hai và 91 người âm tính lần ba.

Cả nước hiện có 44.540 người tiếp xúc gần với các bệnh nhân covid-19 hoặc nhập cảnh từ vùng dịch, đang được cách ly theo dõi sức khỏe; trong đó 497 người được cách ly tại bệnh viện, 15.065 người được cách ly tập trung tại các cơ sở khác, 28.978 người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú.

Đảm bảo tiêm chủng đến đâu an toàn đến đấy

Chiều 12/3, tại cuộc họp ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch covid-19, đề cập về thông tin đã xảy ra một số phản ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin phòng covid-19 của astrazeneca tại một số nước châu âu, giáo sư, tiến sĩ trần văn thuấn, thứ trưởng bộ y tế cho biết: lãnh đạo bộ y tế đã nghe báo cáo và phân tích từ các đơn vị triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng, các chuyên gia, nhà khoa học, cùng các thông tin từ cơ quan dược châu âu (ema) và các quốc gia cho thấy chưa tìm ra sự liên quan giữa những trường hợp gặp sự cố nghiêm trọng sau khi tiêm chủng với vắc xin astrazeneca, một số trường hợp đang tiếp tục nghiên cứu.

Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia tiếp tục triển khai tiêm vắc xin phòng covid-19 của astrazeneca.

“Việc triển khai tiêm chủng phải thực hiện theo đúng quy trình chặt chẽ, an toàn, hiệu quả. Người được tiêm chủng được theo dõi tại chỗ 30 phút sau khi tiêm. Nếu có phản ứng, thì được theo dõi tiếp tại phòng bệnh trong 24 giờ. Sau khi về nhà, tiếp tục theo dõi sức khỏe trong những ngày sau đó và thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có bất kỳ phản ứng bất thường nào xảy ra để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Đây là quy trình được Bộ Y tế chỉ đạo hết sức chặt chẽ. Tiêm đến đâu bảo đảm an toàn đến đấy”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhấn mạnh.

Tại việt nam, để chủ động phòng, chống dịch covid-19 và bảo vệ sức khỏe cho người dân, bộ y tế đã phê duyệt sử dụng vắc xin có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh covid-19. khi về đến việt nam, vắc xin phòng covid-19 của astrazeneca đã được viện kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế tiến hành lấy mẫu kiểm định theo quy định và có giấy chứng nhận xuất xưởng ngày 4/3/2021.

Để đảm bảo an toàn trước khi triển khai tiêm chủng vắc xin phòng covid-19, ngày 6/3/2021 bộ y tế đã tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về hướng dẫn sử dụng và tổ chức tiêm chủng vắc xin covid-19 bao gồm đối tượng sử dụng, chỉ định, chống chỉ định của vắc xin, sử dụng phiếu sàng lọc trước tiêm chủng để thực hiện khám sàng lọc nhằm đảm bảo chỉ định đúng. cán bộ y tế các tuyến cũng đã được các chuyên gia đầu ngành hướng dẫn về theo dõi phát hiện sự cố bất lợi sau tiêm chủng và xử trí trường hợp phản vệ.

Đồng thời, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia đã hướng dẫn các tỉnh, thành phố lập kế hoạch chi tiết triển khai và các phương án tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin.

Qua 4 ngày triển khai từ 8-11/3/2021, trong số 1.585 mũi tiêm đã thực hiện tại 13 cơ sở của 9 tỉnh, thành phố, các tuyến đã ghi nhận các trường hợp phản ứng sau tiêm, hầu hết các trường hợp này là phản ứng thông thường như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, phát ban, đau cơ, đau đầu, tiêu chảy… và 5 trường hợp phản vệ độ 2 (2 trường hợp đã hồi phục và ra viện, 3 trường hợp đã ổn định, đang tiếp tục được theo dõi), 2 trường hợp tiêu chảy và 1 trường hợp kẹt huyết áp.

Đây là vắc xin mới đưa vào sử dụng, vì vậy các dữ liệu về hiệu quả cũng như tính an toàn trên thế giới vẫn đang được Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế các nước và các nhà sản xuất theo dõi, cập nhật thường xuyên. Bộ Y tế khuyến cáo người dân khai báo đầy đủ cho cán bộ y tế về tiền sử dị ứng và các bệnh cho cán bộ y tế, chủ động theo dõi sức khỏe.

Sở Y tế Bình Thuận báo cáo việc hành nghề của thần y Võ Hoàng Yên

Chiều 12/3, Sở Y tế Bình Thuận có công văn gửi Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) về tình hình hoạt động của ông Võ Hoàng Yên tại địa bàn tỉnh Bình Thuận theo yêu cầu của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyề.

Theo báo cáo của Sở Y tế Bình Thuận, ông Võ Hoàng Yên được Sở Y tế Bình Thuận cấp chứng chỉ hành nghề số 4390/BTH-CCHN ngày 8/11/2018 với phạm vi hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.

Việc cấp chứng chỉ hành nghề của ông Võ Hoàng Yên được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Ông Võ Hoàng Yên có bằng trung cấp y sĩ y học cổ truyền do Trường Trung cấp Tuệ Tĩnh (Thanh Hóa) cấp ngày 14/7/2017. Sau đó ông Võ Hoàng Yên đến Trung tâm Y tế Hàm Tân (Bình Thuận) thực hành khám chữa bệnh tại Khoa Y học cổ truyền do bác sĩ Lê Trung Nhật hướng dẫn (thời gian từ ngày 20/9/2017 đến ngày 20/9/2018).

Kết thúc thời gian thực hành, ông Yên được Trung tâm Y tế huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận xác nhận với năng lực chuyên môn: khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Tại tỉnh Bình Thuận, ông Võ Hoàng Yên tham gia làm việc tại 2 cơ sở.

Cơ sở thứ nhất là Phước Thiện Hưng An Tự tại xã Gia An (huyện Tánh Linh), hoạt động theo giấy phép số 01/SYT-GPHĐ do Sở Y tế Bình Thuận cấp ngày 18/10/2013. Người chịu trách nhiệm chuyên môn là ông Nguyễn Bửu. Hình thức tổ chức: Phòng chuẩn trị Y học cổ truyền. Thời gian ông Yên tham gia làm việc ở đây từ ngày 20/11/2018 đến nay.

Cơ sở thứ hai là Phòng Thu*c Nam Phước Thiện Hưng Nghĩa Tự tại thị trấn Tân Nghĩa (huyện Hàm Tân), hoạt động theo giấy phép số 556/BTH-GPHĐ do Sở Y tế Bình Thuận cấp ngày 2/1/2019, do bà Lê Thị Thu Hương chịu trách nhiệm về chuyên môn kỹ thuật. Thời gian ông Yên làm việc tại Phòng Chuẩn trị y học cổ truyền này là từ ngày 2/1/2019 đến nay.

Trước đó, Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bình Thuận kiểm tra, rà soát toàn bộ thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề cho ông Võ Hoàng Yên; quá trình hành nghề khám, chữa bệnh của ông Võ Hoàng yên tại tỉnh Bình Thuận.

Nhiều năm qua, ông Võ Hoàng Yên (sinh năm 1975, quê ở Cà Mau, tạm trú ở tỉnh Bình Thuận) được đồn thổi là người có khả năng trị được bệnh câm, điếc, bại liệt... nên nhiều người tìm đến điều trị. Gần đây, ông Yên bị tố giác là L*a đ*o hàng tỉ đồng; đồng thời dàn dựng cảnh chữa bệnh nan y nhằm gây sự chú ý của dư luận.

Cảnh cáo Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Tuyên Quang

Ngày 12/3, ông Nguyễn Thành Hưng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tuyên Quang, cho biết: Sở vừa nhận được quyết định kỷ luật của UBND tỉnh đối với Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Tuyên Quang.

Theo đó, UBND tỉnh Tuyên Quang quyết định kỷ luật ở mức cảnh cáo ông Lại Quốc Đạt, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, do say rượu, cản trở người thi hành công vụ. Sở Y tế cũng đang họp bàn, thống nhất để tiếp tục đưa ra mức kỷ luật của Sở đối với ông Lại Quốc Đạt.

Cũng theo ông Hưng, sau khi xảy ra sự việc nói trên, Sở Y tế đã chỉ đạo tất cả các đơn vị trong ngành thực hiện nghiêm túc như giờ làm việc, chức trách, nhiệm vụ… của cán bộ công chức, viên chức.

Trước đó, ngày 11/1/2021, người dân phát hiện ông Đạt điều khiển xe ô tô lạng lách, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Khi Đội Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Tuyên Quang) tiếp cận và yêu cầu dừng phương tiện thì ông Đạt không chấp hành, túm cổ áo một Trung úy Cảnh sát giao thông, đồng thời có những lời lẽ xúc phạm. Kết quả kiểm tra cho thấy, nồng độ cồn trong hơi thở của ông Đạt ở mức cao - trên 0,4 miligram/lít khí thở.

Sau đó, Công an thành phố Tuyên Quang đã ra quyết định xử phạt 3 triệu đồng đối với ông Lê Quốc Đạt về hành vi cản trở người thi hành công vụ.

Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang cũng đã ký quyết định xử phạt hành chính 35 triệu đồng đối với ông Đạt về hành vi điều khiển phương tiện giao thông khi hơi thở có nồng độ cồn ở mức cao nhất theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Ông Đạt cũng bị tước giấy phép lái xe 23 tháng.

V.T/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/xa-hoi/tin-noi-bat-ngay-123-20210312202903545.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nếu thay được vaccine Quinvaxem, Chính phủ và Bộ Y tế đã thay rồi. Bộ Y tế sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến để giải thích cho người dân hiểu sau các sự cố Tu vong liên quan đến vaccine.
  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY