12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Tin vui: Vaccine Sputnik V chống lại được biến chủng Delta và Delta Plus

Đại diện cơ quan sản xuất vaccine Sputnik V cho biết, vaccine này có hiệu quả kháng biến chủng mới tới đến %. Đây được xem là tin tốt trước bối cảnh biến thể Delta đang hoành hành khắp nơi trên thế giới và sự xuất hiện của biến thể mới mang tên Delta Plus.

Theo hãng thông tấn TASS của Nga, Deanis Logunov- Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh vật Gamaleya, đại diện nhóm phát triển vaccine Sputnik V, cho biết vaccine này chống lại sự lây nhiễm của hai biến chủng mới Delta và Delta Plus hiệu quả.

Theo Deanis Logunov, các nghiên cứu được thực hiện tại trung tâm khoa học để vô hiệu hóa các chủng mới bằng huyết thanh của những người đã tiêm chủng đầy đủ 2 liều vaccine Sputnik V. Và kết quả cho thấy, vaccine Sputnik V có hiệu quả kháng biến chủng mới đến 90%. Ông cho biết thêm: “Chỉ số này thấp hơn một chút so với hiệu quả của vaccine chống lại chủng ban đầu, nhưng nó hoàn toàn đủ để bảo vệ chống lại coronavirus đột biến”.

Vaccine Sputnik V đạt hiệu quả khoảng 90% với phòng biến thể Delta và Delta Plus, vốn có tốc độ lây lan rất nhanh - (Ảnh: reuters).

Ngoài ra, ông Deanis Logunov cũng nhấn mạnh sự giảm sút này không đáng kể. Hiệu quả vaccine Sputnik V thể hiện trong quá trình nghiên cứu trên cao hơn so với các loại vaccine khác, đã thực hiện thử nghiệm tương tự ở nước ngoài.

Tại Việt Nam, Sputnik V cũng là loại vaccine thứ hai được Bộ Y tế cấp phép, sau AstraZeneca. Dựa theo kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 được công bố trên tạp chí The Lancet, vaccine Sputnik V có hiệu quả lên đến 91,6 %. Đối với tình nguyện viên trên 60 tuổi, tỷ lệ này đạt đến 91,8%. Sau khi tiêm chủng đầy đủ, 98% tình nguyện viên sản sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2. Với kết quả vô cùng khả quan này, Sputnik V là một trong những vaccine có hiệu quả bảo vệ tốt nhất thế giới và là hi vọng có thể chống lại được biến chủng Delta, Delta Plus.

Delta là biến thể dễ lây lan và tấn công những người dễ bị tổn thương, đặc biệt là nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Tại các nước có tỷ lệ tiêm chủng cao như Israel, Anh cũng đang chật vật đối phó với biến thể Delta. Trong khi Delta vẫn là mối đe dọa trong công tác phòng chống dịch COVID-19 của nhiều quốc gia, gần đây người ta đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với tên gọi là Delta Plus. Theo Bộ Y tế Ấn Độ, Delta Plus có khả năng lây nhiễm cao hơn, bám vào các tế bào phổi dễ dàng hơn và có thể chống lại liệu pháp kháng thể đơn dòng.

Như vậy, có thể thấy, virus SARS-CoV-2 đã không ngừng đột biến và tạo thành các biến thể. Vì thế, việc tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 ngày càng trở nên quan trọng. Vaccine phòng COVID-19 không chỉ để bảo vệ con người chống lại tỷ lệ tử vong, bệnh nặng, mà còn giúp nâng cao khả năng miễn dịch cộng đồng và giảm bớt sự lây lan, truyền nhiễm của dịch bệnh.

Vaccine phòng COVID-19 là một trong những biện pháp hiệu qủa để chủ động phòng tránh, giúp giảm các biến chứng và tử vong do COVID-19 gây ra - (Ảnh: myprivacy.dpgmedia.nl).

Hiện tại, Chính phủ Nga đã đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm 2021. Bên cạnh đó, Bộ Y tế vẫn đang tích cực đàm phán để tăng thêm nguồn cung ứng vaccine cho Việt Nam, dần hướng đến mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số và giúp Việt Nam đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021 đầu năm 2022.

Ngọc Duyên

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/tin-vui-vaccine-sputnik-v-chong-lai-duoc-bien-chung-delta-va-delta-plus-31278/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY