Trong quá trình quan hệ T*nh d*c, nam giới xuất tinh vào trong *m đ*o của người nữ. tinh trùng gặp được trứng sẽ dẫn tới sự thụ thai để sinh ra em bé. tuy nhiên, đây là một cuộc chiến vô cùng căng thẳng vì trong hàng triệu tinh trùng được phóng ra chỉ những tinh trùng khỏe mạnh mới có thể vượt qua các trở ngại và chỉ có một tinh trùng chiến thắng duy nhất mới được cùng trứng thụ tinh.
Một người đàn ông trưởng thành khỏe mạnh, mỗi lần "lâm trận" có thể sản xuất 1,5 ml - 5 ml tinh dịch. Và cứ 1 ml tinh dịch lại chứa khoảng 20 triệu-100 triệu tinh trùng.
Nhưng chỉ 40% số lượng tinh trùng này có hình dạng và cấu trúc bình thường tức là đầu tròn bầu dục, đuôi dài và có khả năng tự bơi, di chuyển thuận lợi trong quá trình tìm trứng.
Nếu nam giới có chất lượng tinh trùng yếu thì khả năng thụ thai sẽ rất khó khăn, đặc biệt là việc cánh mày râu chủ quan hoặc không chấp nhận việc chạy chữa sớm có thể bị vô sinh nam.
Trong khi xuất tinh, tinh dịch có màu trắng đục hoặc vàng nhạt, đặc quánh. sau một thời gian, tinh dịch vẫn không hóa lỏng hoặc chỉ hóa lỏng rất ít. khi tinh trùng bị đông đặc như vậy, chúng vô cùng khó khăn khi di chuyển nên không thể bơi sâu vào trong *m đ*o để gặp trứng.
Nhiều trường hợp nam giới có tinh trùng yếu khó phát hiện được sớm do đời sống sinh hoạt T*nh d*c vẫn diễn ra thuận lợi, ham muốn và hưng phấn T*nh d*c không suy giảm, chỉ đến khi họ kết hôn, muốn sinh con nhưng chờ đợi lâu vẫn không có kết quả mới biết rằng sức khỏe sinh sản có vấn đề.
Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn hàng ngày góp phần không nhỏ trong việc cải thiện chất lượng tinh trùng ở nam giới.
Qúa béo hoặc quá gầy đều không phải điều kiện lý tưởng để bạn trở thành một ông bố tương lai. nhiều nghiên cứu khẳng định, nam giới thừa cân, béo phì thường có lượng tinh dịch ít hơn, tỷ lệ tinh trùng bất thường cao hơn những người có trọng lượng bình thường.
Bệnh béo phì cũng gây suy giảm khả năng thụ thai hoặc tăng khả năng sinh con dị tật do cấu trúc dna trong tinh trùng bị phá hủy. vì muốn trở thành một ông bố hoàn hảo, bạn cần nỗ lực giảm cân hoặc tăng cân phù hợp trước khi có ý định sinh con.
Theo một báo cáo cho biết 70% nam giới bị vô sinh ở việt nam có hút Thu*c lá. Thu*c lá là nguyên nhân khiến dna tinh trùng bị tổn thương, nhân tế bào biến dạng. người sống trong môi trường thường xuyên có khói Thu*c (hút Thu*c thụ động) cũng bị ảnh hưởng sức khỏe sinh sản tương tự như nghiện Thu*c lá của những người thường xuyên phải. vì sức khỏe của chính bản thân và nâng cao chất lượng giống nòi” nam giới cai Thu*c lá càng sớm càng tốt.
Nhiều bằng chứng cho thấy rằng nam giới thường xuyên uống rượu, đặc biệt là các loại rượu mạnh có khả năng vô sinh cao. những đối tượng này có lượng hormone Sinh d*c nam – testosterone rất thấp, gây khó khăn trong quá trình sản xuất tinh trùng và tăng ham muốn T*nh d*c ở nam giới. bên cạnh đó, chất cồn trong rượu còn làm thay đổi hình dạng, cấu trúc của tinh trùng gây sinh con dị tật, quái thai.
Chơi thể thao theo sở thích, phù hợp với thể trạng cơ thể là điều cần thiết cho ông bố tương lai. Sự vận động giúp cơ bắp dẻo dai, tinh thần phấn chấn, ăn uống ngon miệng.
Stress là thủ phạm gây ra tình trạng xuất tinh sớm cũng như sự rối loạn cương dương, giảm ham muốn yêu. Hãy để tinh thần được thư thái và giải phóng những lo âu không đáng có.
Các chuyên gia cảnh bảo, nhiệt độ phần bìu ở nam giới tăng cao có khả năng phá hỏng sức khỏe tinh trùng. Do vậy, cánh mày râu không nên lạm dụng đi tắm hơi, đặt máy tính xách tay lên đùi, bỏ điện thoại trong túi quần, ngồi ngay lên yên xe để lâu ngoài trời nắng, mặc quần lót bó sát hoặc quá chật.
Việc chung thủy một vợ một chồng giúp bạn tránh nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường T*nh d*c nguy hiểm như lậu, giang mai, HIV… Ngược lại những người có lối sống buông thả thường có vấn đề ở tinh hoàn gây ảnh hưởng quá trình sinh tinh.
Chế độ ăn dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo chất lượng, số lượng của tinh trùng. Một số loại thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất rất tốt với sức khỏe sinh sản của nam giới như : Kẽm (hàu, thịt đỏ, ngũ cốc); vitamin C (hoa quả tươi), canxi và vitamin A (sữa, chế phẩm từ sữa, trứng, dầu cá); lycopenne (cà chua, dưa hấu, bưởi).