Ngày 26/10/2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố danh sách các loại thịt có nguy cơ gây ung thư cao gồm các loại thịt đã qua chế biến như thịt hun khói,
Ngày 26/10/2015,
tổ chức y tế thế giới (WHO) vừa công bố danh sách các loại thịt có
nguy cơ gây ung thư cao gồm các loại thịt đã qua chế biến như thịt hun khói, giăm bông, xúc xích và kể cả các loại thịt đỏ chưa qua chế biến cũng mang nguy cơ tương tự.
Thịt đỏ, thịt qua chế biến giàu nguy cơ gây ung thư
Đây là kết quả nghiên cứu nhiều năm của 22 chuyên gia thuộc Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế IARC (The International Agency for Research on Cancer) của WHO, xem xét hơn 800 nghiên cứu tại nhiều châu lục, cho thấy thịt chế biến có chứa các chất gây tổn thương ADN khiến người ăn dù chỉ tiêu thụ 1 lượng nhỏ cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư. Cách chế biến thịt như hun khói, ướp muối, tăng mùi vị hoặc cho chất bảo quản cũng sản sinh thêm những chất gây ung thư trong thịt chế biến.
Theo Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế IARC thuộc WHO, những người ăn 100gr thịt đỏ mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư 17% và những ai ăn 50gr thịt đã qua chế biến (khoảng 1 cái xúc xích, 3 lát thịt hun khói...) một ngày sẽ dễ có nguy cơ mắc ung thư 18%.(1)
Người ăn nhiều thịt đỏ, thịt đã qua chế biến thường đồng thời không ăn nhiều rau xanh và hoa quả, loại thực phẩm tự nhiên chứa nhiều chất chống ô-xy hóa, dưỡng chất thực vật có lợi cho sức khỏe tối ưu, nên nguy cơ mắc bệnh ung thư càng nghiêm trọng hơn. Nếu cộng thêm hút Thu*c lá nữa thì tăng nguy cơ ung thư tăng gấp nhiều lần.
Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới WCRF đã đưa ra lời khuyên mang tính thực tiễn rất cao rằng để giảm thiểu nguy cơ ung thư ruột là mỗi người chỉ nên ăn không quá 500g (trọng lượng sau khi đã nấu chín) các loại thịt đỏ như thịt bò, lợn, cừu mỗi tuần (70g/ngày)(2). Nên hạn chế tối thiểu các loại thịt chế biến như giăm bông, thịt xông khói và xúc xích.
Câu hỏi đặt ra là cần làm gì để vẫn đảm bảo cung cấp đủ đạm (Protein) cho cơ thể nhưng hạn chế thịt đỏ, thịt đã qua chế biến để giảm thiểu nguy cơ bệnh tật đã được WHO cảnh báo?
Protein đậu nành – Nguồn đạm thay thế lành mạnh
Đây là lúc các gia đình cần tìm hiểu thêm kiến thức thực hành dinh dưỡng lành mạnh hơn với các nguồn đạm thay thế như cá hoặc đạm có nguồn gốc thực vật, nhất là từ đạm đậu nành. Việc xây dựng, luyện tập và thực hành thói quen ăn uống Protein lành mạnh mới cần được áp dụng triệt để và kịp thời cho mọi thành viên trong gia đình, nhất là với đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh và cần một nền tảng sức khỏe ban đầu thật sự khỏe mạnh.
Trong các loại đạm thực vật, đạm đậu nành là loại đạm được nhiều tổ chức tim mạch khuyên dùng vì hạn chế tối thiểu chất béo bão hòa, cholesterol xấu.
Đạm đậu nành còn chứa nhiều loại dưỡng chất thực vật tốt cho sức khỏe toàn diện.Nên dùng loại bột đạm đậu nành phân lập (không bị đột biến gen GMO), được trồng trên các trang trại hữu cơ sạch, giàu hàm lượng đạm chất lượng cao.
Có thể dùng bột đạm đậu nành là món chính trong các bữa ăn sáng cho cả gia đình hoặc được chế biến thành những bữa phụ hoàn hảo để bảo vệ sức khỏe tim mạch và có thói quen dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế thịt đỏ, thịt đã qua chế biến vốn giàu nguy cơ gây ung thư.
Lưu ý, cần đa dạng hóa trong cách chế biến để tăng sự yêu thích thưởng thức ở người dùng, nâng cao gu ẩm thực và xây dựng thói quen thực hành dinh dưỡng lành mạnh trong từng bữa ăn hằng ngày. Ví dụ như pha thêm hương vị sô-cô-la hoặc pha cùng trái cây, sữa khi chế biến các món ngon với bột đậu nành.Hàm lượng sử dụng hợp lý là khoảng 10g protein đậu nành (2 muỗng) cho một lần dùng.
Tham khảo thêm thông tin tại www.nutrilite.com.vn
Nguồn:
(1) http://news.health.com/2015/10/26/processed-meat-can-cause-cancer-who/
(2) http://www.telegraph.co.uk/news/health/news/11954640/World-Health-Organisation-report-processed-meats.html
(3) http://www.world-heart-federation.org/cardiovascular-health/cardiovascular-disease-risk-factors/diet/
Nguyên Hà