12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Tổ chức Y tế Thế giới WHO vạch mặt thủ phạm khiến đại dịch COVID-19 kéo dài

Tổ chức Y tế Thế giới WHO chỉ trích các quốc gia giàu có dự trữ vaccine, không chia sẻ phương pháp điều trị cũng như thiết bị bảo vệ trước COVID-19 đang thúc đẩy dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài trên toàn thế giới.

Lời chỉ trích từ hai trong số các nhà dịch tễ học hàng đầu của WHO được đưa ra trong một cuộc hỏi đáp được phát trực tiếp vào ngày 7 tháng 9 vừa qua trên các kênh truyền thông mạng xã hội của Tổ chức này.

WHO đã lên tiếng về sự bất bình đẳng toàn cầu trong việc tiêm chủng COVID-19 kể từ khi triển khai tiêm chủng bắt đầu vào mùa đông năm ngoái, tăng cường kêu gọi phân phối vaccine công bằng hơn ở các nước thu nhập thấp khi một số quốc gia phát triển đã tiêm chủng cho phần lớn dân số của họ và gần đây đã bắt đầu tiêm nhắc lại liều tăng cường.

Tình trạng dự trữ vaccine và không chia sẻ phương pháp điều trị COVID-19 ở các nước giàu là nguyên nhân khiến dịch bệnh kéo dài.

Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về COVID-19 cho biết: “Điều này không chỉ là bất công, không chỉ là vô đạo đức mà còn đang kéo dài đại dịch”.

Vào ngày 4 tháng 8, WHO đã yêu cầu các quốc gia giàu có ngừng phân phối liều vaccine tăng cường trong ít nhất hai tháng, yêu cầu họ chuyển lượng vaccine dư thừa này đến các quốc gia nghèo hơn với hy vọng tiêm chủng cho 10% dân số của mọi quốc gia vào cuối tháng 9. Tổ chức này cũng đã đặt ra thời hạn cuối cùng vào tháng 12 để tiêm chủng cho 40% dân số thế giới.

Khoảng 5,5 tỷ liều vaccine đã được sử dụng trên toàn cầu, nhưng 80% đã được tiêm ở các nước có thu nhập cao hoặc trên trung bình.

Hoa Kỳ, quốc gia đã tiêm chủng đầy đủ cho 53% dân số, đã tiêm mũi nhắc lại cho hơn 1,3 triệu người. Liên minh châu Âu đã tiêm chủng đầy đủ cho 57% dân số và đang tiến hành các liều tăng cường ở Pháp và Anh.

Để so sánh, tổng cộng hơn 143 triệu liều vaccine đã được nhận và 39 triệu người - chỉ khoảng 3% dân số Châu Phi - được tiêm chủng đầy đủ.

Với tốc độ tiêm chủng hiện tại, WHO cho biết gần 80% các quốc gia châu Phi sẽ không thể tiêm chủng cho 10% dân số dễ bị các triệu chứng COVID nghiêm trọng nhất vào cuối tháng.

Các nước phát triển đã không cung cấp đủ vaccine, phương pháp điều trị và đồ bảo hộ để dập tắt hoàn toàn đại dịch COVID-19.

Tại Mỹ, nơi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh báo cáo rằng hơn 62% dân số đã nhận được ít nhất một liều vaccine COVID-19, việc phân phối các liều tăng cường vaccine Pfizer có thể bắt đầu ngay từ ngày 20 tháng 9. Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Joe Biden đã tặng hơn 110 triệu liều vaccicne trong số 500 triệu liều mà ông cam kết vào tháng 6 cho gần 100 quốc gia đang phát triển.

Nhưng WHO cho biết, các nước phát triển đã không cung cấp đủ vaccine, phương pháp điều trị và đồ bảo hộ để dập tắt hoàn toàn đại dịch COVID-19.

Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc chương trình cấp cứu sức khỏe của WHO cho biết: “Bài hùng biện là tốt, tất cả là về sự chia sẻ, về sự công bằng. Nhưng trên thực tế, khi cần thúc đẩy thì những sản phẩm này vốn có sẵn lại chỉ được tích trữ ở các quốc gia giàu có và không được chia sẻ."

Xem thêm:

Không có vaccine Moderna tiêm mũi 2, Bộ Y tế họp hội đồng chuyên môn xem xét việc tiêm trộn

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/to-chuc-y-te-the-gioi-who-vach-mat-thu-pham-khien-dai-dich-covid-19-keo-dai-32002/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY