12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Toàn bộ về u men xương hàm - căn bệnh khiến Long Chun phải cắt bỏ xương hàm dưới

U men xương hàm có tỉ lệ tái phát cao nên việc điều trị triệt để là rất quan trọng để phòng ngừa tái phát và để lại những di chứng về sau, đặc biệt là người bệnh tuổi đời còn trẻ.

Hiểu đúng về căn bệnh u men xương hàm Long Chun mắc phải

Long Chun được biết đến là một trong những hot TikToker quen thuộc với giới trẻ. Chàng trai sinh năm 1995 này gây ấn tượng với người xem nhờ sự duyên dáng, hài hước nhưng không kém phần sắc sảo trong các clip đăng tải.

Gần đây, khi đang trở thành cái tên "ăn khách" trong chương trình Gương Mặt Thân Quen 2020 sau 4 tuần thi đấu, Long Chun bất ngờ đăng tâm thư xin rút để tập trung chữa bệnh.

Nhiều người hâm mộ đã sốc khi biết rằng Long Chun mắc căn bệnh u men xương hàm, có thể phải phãu thuật cắt bỏ xương hàm dưới. Khối u của Long Chun khá lớn và ăn vào gần như hết vùng xương hàm bên phải. Nếu không điều trị ngay, khối u có thể ăn vào máu và làm tăng nguy cơ ung thư máu.

Long Chun phải dừng mọi công việc để tập trung điều trị u men xương hàm.

Việc phát hiện sớm và có phương án điều trị dứt điểm với căn bệnh này là rất quan trọng. Đôi khi chúng ta thường chủ quan mà bỏ qua một vài dấu hiệu: cảm thấy mặt có vẻ lệch sang một bên thì lại nghĩ do sâu răng, mọc răng khôn... nhưng lúc đi khám mới biết có khối u men xương hàm.

U men xương hàm là loại u khá phổ biến ở vùng xương hàm mặt, tên gọi đầy đủ là u nguyên bào tạo men – Ameloblastoma. Căn bệnh này thường tấn công người trẻ ở độ từ 20-30 tuổi, chiếm tỉ lệ khoảng 50% trong tổng số các loại u lành tính của xương hàm mặt, không kể do nang răng, có nguồn gốc từ các tế bào tạo men răng. Vì thế nó còn có tên gọi là u men răng.

Ban đầu, khối u men này có thể tiếp tục phát triển hoặc xâm lấn một cách âm thầm và sau một thời gian sẽ có biểu hiện ác tính, xâm lấn vào vùng xương hàm khiến phần má sung đau, gây biến dạng khuôn mặt nếu u to lên.

Khối u này có tỉ lệ tái phát cao nên việc điều trị triệt để là rất quan trọng để phòng ngừa tái phát và để lại những di chứng về sau, đặc biệt là người bệnh tuổi đời còn trẻ.

Dấu hiệu nhận biết u men xương hàm

Với xương hàm trên, các triệu chứng xuất hiện tùy vào mức độ phát triển, kích thước và khả năng xâm lấn của u men bao gồm Khối sưng phồng ở tầng giữa mặt, vùng má sưng đau, phồng xương ngách lợi, khẩu cái, nghẹt mũi, mất khứu. Bệnh nhân thường bị tê môi trên, má và cạnh mũi cùng bên do ảnh hưởng đến dây thần kinh V2.

U men xương hàm có tỉ lệ tái phát cao nên cần điều trị kịp thời và dứt điểm.

Đối với xương hàm dưới, triệu chứng u men xương hàm có các triệu chứng tùy theo từng giai đoạn bệnh:

- Giai đoạn sớm: Khối u phát triển chậm, âm thầm, không có dấu hiệu rõ ràng nên thường chỉ được phát hiện khi vô tình đi chụp X-quang. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào hình chụp phim X-quang thì chưa đủ để kết luận chẩn đoán mà còn phải kết hợp với kết quả giải phẫu bệnh lý.

- Giai đoạn u men phát triển: U men xương hàm có thể phát triển theo mọi hướng, gây phá hủy xương và những phần mô xung quanh, làm tiêu ngót chân răng, tê môi cằm, sưng hàm hay biến dạng măt. Răng trên u có thể lung lay hoặc lệch đi một ít kèm biểu hiện dau nhức, khó chịu, thậm chí là chảy mủ.

- Giai đoạn nặng: Trong giai đoạn trễ của bệnh, khối u men có kích thước lớn, gây phồng xương nhiều, mặt bắt đầu biến dạng rõ, xương bị phá hủy nghiêm trọng. Bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức nhiều, răng lung lay rõ và có thể bị xô lệch hẳn.

Trường hợp u men răng đã phát triển từ lâu, kích thước quá lớn, xâm lấn kênh răng dưới, khiến cho môi dưới bị tê, thậm chí có thể dẫn đến gãy xương nếu bờ dưới xương hàm dưới bị phá hủy.

Lúc này khối u đã có kích thước lớn gây phồng xương, mặt bắt đầu biến dạng, xương bị phát hủy nghiêm trọng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức nhiều, răng lung lay và có thể bị xô lệch hẳn.

Nếu u đã phát triển từ lâu, kích thước quá lớn sẽ xâm lấn kênh răng dưới gây tê môi và thậm chí gãy xương nếu bờ dưới xương hàm dưới bị phá hủy.

Cách thức điều tri u men xương hàm

U men xương hàm có những phương pháp điều trị như sau:

- Phẫu thuật cắt bỏ khổi u: Khối u men thường phát triển vào phần xương hàm gần nó, bác sĩ phẫu thuật đôi khi phải loại bỏ một phần xương hàm bị ảnh hưởng. Phẫu thuật sớm sẽ giảm bớt nguy cơ u men tái phát.

- Phẫu thuật sửa chữa hàm: Nếu việc phẫu thuật cắt bỏ u liên quan đến việc loai bỏ một phần xương hàm người bệnh, bác sĩ có thể tiến hành một phẫu thuât khác để sửa chữa và tái tạo hàm, giúp cải thiện tính thẩm mỹ và chức năng của hàm.

- Xạ trị: Liệu pháp xạ trị sử dụng chùm tia mang năng lượng cao nhằm điều trị triệt để khối u sau phẫu thuật. Ngoài ra, xạ trị cũng được lựa chọn nếu bệnh nhân chống chỉ định với phẫu thuật.

- Chăm sóc hỗ trợ: Các chuyên gia có thể hỗ trợ bệnh nhân trong những hoạt động như nói chuyện, nuốt, ăn uống trong và sau khi điều trị.

Lời khuyên của bác sĩ

U men xương hàm hiện nay chưa rõ nguyên nhân nên rất khó phòng tránh. Khối u xâm lấn một cách âm thầm, gây biến dạng mặt trầm trọng về sau nên nếu phát hiện muộn sẽ điều trị vô cùng khó khăn và tốn kém, đẻ lai nhiều di chứng đáng tiếc.

Hiện nay có nhiều giả thiết cho rằng u men xương hàm do tình trạng sâu răng, nhiễm trùng răng hoặc chấn thương hàm gây ra. Bởi vậy, để phòng bệnh chúng ta nên tránh các tốn thương này. Khi có dấu hiệu đau nhức răng, hàm, hơi sưng mặt... nên đi khám bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/toan-bo-ve-u-men-xuong-ham--can-benh-khien-long-chun-phai-cat-bo-xuong-ham-duoi-29704/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY