Cây thuốc quanh ta hôm nay

Toàn cảnh về bệnh sâu răng và biện pháp đề phòng

Bệnh về răng miệng luôn gây ra những phiền toái dai dẳng nếu không được điều trị dứt điểm. Sức khỏe đời sống trân trọng giới thiệu đến bạn đọc Series bài viết về kiến thức chăm sóc răng miệng do PGS.TS Nguyễn Phú Thắng chủ biên.PGS.TS Nguyễn Phú Thắng hiện đang là trưởng Bộ môn Phẫu thuật trong miệng, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội

Sâu răng là gì?

Bệnh sâu răng là một trong những bệnh lý nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới và ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 80% dân số việt nam. sâu răng được đặc trưng bởi sự phá hủy các thành phần khoáng trong cấu trúc của răng do vi khuẩn gây ra. điều này làm cho cấu trúc răng bị mềm đi và sụp xuống tạo thành các khoang gọi là lỗ sâu răng.

Tại sao răng lại bị “sâu” ? [1,2]

Sâu răng do nhiều nguyên nhân kết hợp gây ra, trong đó vi khuẩn là nguyên nhân chính. Bên cạnh đó là những yếu tố thuận lợi như chế độ ăn uống nhiều carbonhydrat, vệ sinh răng miệng không đúng cách, môi trường nước uống có hàm lượng Floride thấp……

Sự hình thành và diễn tiến của sâu răng:

- Đầu tiên lớp đường còn sót lại trên răng (do vệ sinh không sạch sau khi ăn hoặc do một số bệnh lý) sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn-thường găp nhất là Streptococcus mutans phát triển và sinh sôi tạo thành một tổ chức màng sinh học còn gọi là mảng bám - lâu dài sẽ tạo thành cao răng.

- Vi khuẩn trong mảng bám trong quá trình sống cùa chúng sẽ sản sinh ra axit làm phá hủy tổ chức khoáng của răng, gây ra các lỗ nhỏ trên men răng còn được gọi là sâu men . Giai đoạn này hoàn toàn không có các triệu trứng.

- Sau khi vượt qua lớp men răng, vi khuẩn và axit có thể đến lớp răng tiếp theo, được gọi là ngà răng gây nên những cơn ê buốt khi tiếp xúc với nóng hoặc lạnh còn được gọi là sâu ngà.

- khi sâu răng tiến triển, vi khuẩn và axit tiếp tục vượt qua lớp ngà răng, xâm nhập vào lõi bên trong (tủy) gây viêm dẫn đến những cơn đau dữ dội còn gọi là viêm tủy.

Sâu răng có thể do một số chủng vi khuẩn có khả năng bám dính đặc biệt lên bề mặt răng là Streptococus mutans. Một số chủng vi khuẩn khác như Actinomyces, Lactobacillus... cũng được xác định có khả năng gây ra sâu răng.

Ảnh minh hoạ

Biểu hiện của sâu răng là gì?[1,2,5]

Ở giai đoạn sâu ngà thường có các biểu hiện

- Ê buốt, đau răng khi gặp kích thích nóng hoặc lạnh,

- Xuất hiện lỗ hổng trên răng,

- Nhuộm màu nâu, đen hoặc trắng trên bề mặt răng,

- Khi nặng hơn sẽ có đau răng tự phát hoặc đau xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng và đau khi cắn.

Sâu răng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và lâu dài như:

- Áp xe răng.

- Viêm quanh thân răng.

- Vỡ thân răng.

- Gặp vấn đề về nhai.

- Mất răng.

- Trong một số ít trường hợp, áp xe răng (túi mủ do nhiễm vi khuẩn) có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Yếu tố nguy cơ gây sâu răng [2]

- Thức ăn, nước uống có nhiều đường.

- Thói quen ăn uống không lành mạnh,

- Đánh răng không đủ.

- không cung cấp đủ flouride cho răng (floride là một khoáng chất tự nhiên, giúp ngăn ngừa sâu răng và khôi phục men răng).

- Trẻ em, người lớn tuổi.

- Người mắc bệnh tiểu đường.

- Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản.

- ………

Làm sao để ngăn ngừa sâu răng ? [2,3,4,5]

- Đánh răng 2 lần một ngày ngay sau mỗi bữa ăn bằng kem đánh răng có Floride, mỗi lần đánh tối thiểu 2 phút.

- Điều chỉnh thói quen ăn uống lành mạnh.

- Tránh các thực phẩm có nhiều đường như nước có ga, kẹo.

- Cung cấp đủ Floride.

- Khám răng định kì sáu tháng một lần.

- Trám bít hố rãnh ở các răng vĩnh viễn có nguy cơ sâu răng

Phương pháp điều trị [1,2,3]

- Cần phát hiện và điều trị sâu răng càng sớm càng tốt.

- Phương pháp điều trị bằng Floride: Ở giai đoạn sâu men, phương pháp điều trị bằng Floride có thể giúp khôi phục lại men răng.

- Trám răng hay phục hình răng: giúp ngăn ngừa sâu răng tiến triển.

- bọc răng sứ. đối với sâu răng rộng hoặc răng bị yếu, bác sĩ có thể chỉ đinh bọc răng (bọc một lớp áo bao bọc toàn bộ thân răng).

- Điều trị nhiễm khuẩn: Các bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh như Spiramycin và Metronidazole kết hợp……

- nhổ răng. một số răng bị sâu răng nghiêm trọng đến mức chúng không thể phục hồi và phải được loại bỏ.

PGS.TS Nguyễn Phú Thắng

Trưởng Bộ môn Phẫu thuật trong miệng, Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Đại học Y Hà Nội

Tài liệu tham khảo

[1]. QĐ 3018/BYT. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt. page 39

[2]. Roberts-Thomson KF, Spencer AJ. Public knowledge of the prevention of dental decay and gum diseases. Aust Dent J. 1999;44(4):page 253–258.

[3]. Christine Heng. Tooth Decay Is the Most Prevalent Disease. Fed Pract. 2016 Oct; 33(10): page 31–33.

[4]. CDC.Hygiene-related Diseases-Dental Caries (Tooth Decay).

[5]. Mayoclinic.org. Cavities/tooth decay.

Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG CODUPHA

Liên hệ: Lầu 2,3,4,5,6 Tòa nhà 509-515 Tô Hiến Thành, P14, Q10, TP.HCM

Điện thoại: (028) 38686414

Hotline : 1900636571

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/toan-canh-ve-benh-sau-rang-va-bien-phap-de-phong-n175408.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo thống kê, khoảng khoảng 85% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm nướu, hôi miệng…
  • Theo kinh nghiệm dân gian bà con thường lấy rễ cây men sứa làm Thu*c, thu hái quanh năm. Đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Khi dùng thái miếng mỏng, để sống hoặc sao qua.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Hậu quả là sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, tủy ch*t, viêm quanh cuống răng, áp-xe quanh cuống răng
  • Theo thống kê, khoảng 85% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, viêm nướu, hôi miệng...
  • Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp, rất dễ mắc phải nếu chúng ta không có một chế độ chăm sóc răng miệng tốt.
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Sâu răng, thường được gọi là “lỗ sâu”, bắt đầu từ men răng, lớp bảo vệ ngoài cùng của răng. Ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, răng bị lộ ra khỏi nướu và sâu răng cũng có thể xuất hiện tại những vùng đó. Ngày nay, nhờ những tiến bộ khoa học mà sâu răng có thể được chữa trị và loại trừ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY